Ticker

6/recent/ticker-posts

Hướng dẫn học lập trình C

 

Cài đặt IDE để biên dịch và thực thi C

Để biên dịch và thực thi chương trình C, bạn cần sử dụng một IDE như Dev-C++, Code:: Blocks, hoặc Turbo C. Các chương trình C trong loạt bài nàyđược biên dịch và thực thi trong Dev-C++.

Bạn truy cập theo link sau để tải Dev-C++: Tải Dev-C++. Trên trang này cũng có cả Code:: Blocks. Sau khi bạn tải xong, hãy làm theo hướng dẫn cài Dev-C++ để cài đặt và biên dịch C.

Nếu chỉ để học code, không lập trình một chương trình cụ thể, bạn có thể sử dụng các trình biên dịch C online để viết code cũng khá ổn.

Cài đặt để chạy trên Command Prompt

Nếu bạn muốn cài đặt để biên dịch và chạy trên Command Prompt, thì bạn nên đọc phần sau đây.

Nếu bạn đang muốn cài đặt chương trình C, bạn cần phải sử dụng 2 phần mềm trên máy tính của bạn: (a) Chương trình soạn văn bản - Text Editor và (b) Bộ biên dịch C.

Text Editor

Được sử dụng để soạn thảo các chương trình. Ví dụ về một vài trình editor như Window Notepad, Notepad ++, vim hay vi…

Tên và các phiên bản của các trình editor có thể thay đổi theo các hệ điều hành. Ví dụ, Notepad được sử dụng trên Windows, hoặc vim hay vi được sử dụng trên Linux hoặc UNIX.

Các file bạn tạo trong trình editor được gọi là source file (file nguồn) và chứa các chương trình code. Các file trong chương trình C thường được đặt tên với phần mở rộng ".c".

Trước khi bắt đầu chương trình của bạn, hãy chắc chắn bạn có một trình editor trên máy tính và bạn có đủ kinh nghiệm để viết các chương trình máy tính, lưu trữ trong file và thực thi nó.

Bộ biên dịch C

Mã nguồn được viết trong file nguồn dưới dạng có thể đọc được. Nó sẽ được biên dịch thành mã máy, để cho CPU có thể thực hiện các chương trình này dựa trên các lệnh được viết.

Bộ biên dịch được sử dụng để biên dịch mã nguồn (source code) của bạn đến chương trình có thể thực thi. Tôi giả sử bạn có kiến thức cơ bản về một bộ biên dịch ngôn ngữ lập trình.

Bộ biên dịch thông dụng nhất là bộ biên dịch GNU C/C++, mặt khác bạn có thể có các bộ biên dịch khác như HP hoặc Solaris với Hệ điều hành tương ứng.

Dưới đây là phần hướng dẫn giúp bạn cách cài đặt bộ biên dich GNU C/C++ trên các hệ điều hành khác nhau. Tôi đang đề cập đến C/C++ bởi vì bộ biên dịch GNU gcc hoạt động cho cả ngôn ngữ C và C++.

Cài đặt trên môi trường UNIX/Linux

Nếu bạn đang sử dụng Linux hoặc UNIX, bạn có thể kiểm tra bộ GCC đã được cài đặt trên môi trường của bạn chưa bằng lệnh sau đây:

$ gcc -v

Nếu bạn có bộ cài đặt GNU trên máy tính của bạn, sau đó nó sẽ phản hồi một thông báo sau:

Using built-in specs.
Target: i386-redhat-linux
Configured with: ../configure --prefix=/usr .......
Thread model: posix
gcc version 4.1.2 20080704 (Red Hat 4.1.2-46)

Nếu bộ GCC chưa được cài đặt, bạn có thể cài đặt nó với hướng dẫn trên đường link dưới đây: http://gcc.gnu.org/install/

Bài hướng dẫn này được viết dựa trên Linux và tất cả các ví dụ dược biên dịch trên Cent OS của hệ thống Linux.

Cài đặt trên môi trường Mac OS

Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Mac OS X, cách đơn giản nhất để có GCC là download môi trường phát triển Xcode, bạn có thể sử dụng bộ biên dịch GNU cho C/C++.

Xcode được sẵn dưới link sau: developer.apple.com/technologies/tools/.

Cài đặt trên Windows

Để cài đặt GCC trên Windows bạn cần phải cài đặt MinGW. Để cài đặt MinGW, bạn truy cập vào www.mingw.org, và theo hướng dẫn trên trang download này. Download phiên bản mới nhất cho chương trình MinGW, dưới tên MinGW-<version>.exe.

Khi cài đặt MinWG, ít nhất bạn phải cài đặt gcc-core, gcc-g++, binutils và MinGW runtime, nhưng bạn có thể cài đặt nhiều hơn.

Thêm thư mục con bin trong nơi cài đặt MinGW vào biến môi trường PATH của bạn, bạn có thể sử dụng trực tiếp các công cụ dưới dạng command line một các dễ dàng.

Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn có thể chạy gcc, g++, ar, ranlib, dlltool và các công cụ GNU khác trên Windows command line.

Trước khi chúng ta nghiên cứu về các khối tạo nên một chương trình C, đầu tiên bạn hãy xem một chương trình C mẫu.

Chương trình C: Hello World

Một chương trình C bao gồm những phần sau đây:

Các lệnh tiền xử lý

Các hàm

Các biến

Các lệnh và biểu thức

Các comment

Đầu tiên hãy xem đoạn code đơn giản mà sẽ in ra màn hình hai từ "Hello World":

#include <stdio.h>

int main()
{
   /* Day la chuong trinh C dau tien */
   printf("Hello, World! \n");
   
   return 0;
}

Hãy xem các phần của chương trình bên trên:

  1. Dòng đầu tiên của chương trình #include <stdio.h> là lệnh tiền xử lý, nhắc nhở bộ biên dịch C thêm tệp stdio.h trước khi biên dịch.
  2. Dòng tiếp theo int main() là hàm main, nơi chương trình bắt đầu.
  3. Dòng tiếp theo /*...*/ là dòng comment được bỏ qua bởi bộ biên dịch compiler và được dùng để thêm các chú thích cho chương trình. Đây được gọi là phần comment của chương trình.
  4. Dòng tiếp theo printf(...) là một hàm chức năng khác của ngôn ngữ C , in ra thông điệp "Hello, World!" hiển thị trên màn hình.
  5. Dòng tiếp theo return 0; kết thúc hàm chính và trả về giá trị 0.

Biên dịch & Thực thi Chương trình C

1. Nếu bạn sử dụng Dev-C++, Microsoft Visual Studio,... thì bạn mở ứng dụng, vào File, chọn New để tạo một source file mới. Sau đó sao chép code trên vào source file mới này. Với Dev-C++, bạn sử dụng Complile & Run để biên dịch và chạy chương trình. Với Microsoft Visual Studio, bạn thực hiện tương tự và sau đó sử dụng Build để biên dịch và thực thi.

2. Nếu bạn dùng command prompt để biên dịch, bạn theo các bước sau:

  1. Mở một trình editor và thêm dòng code ở trên.
  2. Lưu tệp dưới dạng hello.c
  3. Mở dòng nhắc lệnh và đi tới thư mục lưu trữ file.
  4. Soạn thảo gcc hello.c và nhấn Enter để biên dịch dòng code trên.
  5. Nếu không có lỗi trên đoạn code bên trên, dòng nhắc lệnh sẽ đưa bạn đến dòng tiếp theo và tạo ra file a.out có thể thực thi.
  6. Bây giờ, soạn thảo a.out để thực hiện chương trình này.
  7. Bây giờ bạn sẽ thấy dòng chữ "Hello, World" được in trên màn hình.
$ gcc hello.c
$ ./a.out
Hello, World!

Bạn phải chắc chắn bộ biên dịch gcc được cài đặt trên máy tính của bạn và bạn đang chạy nó trong thư mục chứa file nguồn hello.c.

Bạn đã biết về cấu trúc cơ bản của chương trình C, bây giờ bạn sẽ dễ dàng hiểu được những khối cơ bản trong ngôn ngữ C.

Các Token trong C

Trong ngôn ngữ C bao gồm rất nhiều các token khác nhau và một token có thể là một từ khóa, một định danh, một hằng số, một chuỗi hoặc một ký tự. Ví dụ, dòng lệnh C dưới đây bao gồm 5 token sau:

printf("Hello, World! \n");

Các token riêng rẽ như sau:

printf
(
"Hello, World! \n"
)
;

Dấu chấm phẩy ; trong C

Chương trình C, dấu chấm phẩy là một phần kết thúc lệnh. Thực tế mỗi lệnh trong C phải kết thúc bởi một dấu chấm phẩy. Nó thông báo phần kết thúc của một thuộc tính logic.

Ví dụ dưới đây là 2 đoạn lệnh:

printf("Hello, World! \n");
return 0;

Comment trong C

Chú thích giống như việc trợ giúp trong chương trình C và được bỏ qua bởi bộ biên dịch. Nó bắt đầu với /* và kết thúc với ký tự */ như dưới đây:

/* Day la chuong trinh C dau tien */

Bạn không thể có thêm một phần comment bên trong phần comment này.

Định danh (Identifier) trong C

Một định danh trong C là một tên được sử dụng như một biến, hàm và một thành phần được người dùng định nghĩa. Một định danh có thể bắt đầu bởi các ký tự A đến Z, a đến z và dấu gạch dưới (_) và số 0 đến 9.

C không cho phép các dấu như @, $, và % trong tên định danh. C là ngôn ngữ phân biệt chữ thường - chữ hoa. Do đó, QTM và qtm là hai định danh khác nhau trong C. Dưới đây là một vài ví dụ định danh hợp lệ:

nam       hoangminh    abc   ha_noi  a_123
sinhvien   _hocphi  j     d23b5      nhanVien

Các từ khóa trong C

Dưới đây là danh sách các từ khóa được dành riêng trong ngôn ngữ C. Các định danh hay biến, hằng số không thể đặt tên giống các từ khóa dưới đây, nếu không chương trình sẽ báo lỗi.

autoelselongswitch
breakenumregistertypedef
caseexternreturnunion
charfloatshortunsigned
constforsignedvoid
continuegotosizeofvolatile
defaultifstaticwhile
dointstruct_Packed
double

Khoảng trắng trong C

Một dòng có thể chứa khoảng trắng, có thể là những dòng comment, được biết đến như dòng trắng khi cùng được bộ biên dịch bỏ qua khi biên dịch.

Một khoảng trắng trong C có thể là một đoạn trống, tab, newline (dòng mới) hoặc comment. Một khoảng trắng chia một phần của lệnh thành nhiều phần và giúp bộ biên dịch phân biệt một thành phần trong một lệnh, như int, kết thúc thành phần và bắt đầu thành phần tiếp theo như lệnh sau:

int diemthi;

Phải có ít nhất một khoảng trắng ký tự giữa int và diemthi để bộ biên dịch hiểu và phân biệt được chúng. Mặt khác, xem lệnh dưới đây:

luong = luongcoban + phucap;   // tinh tong luong

Không cần thiết khoảng trắng giữa luong và dấu =, hoặc giữa dấu = và luongcoban.

Trong ngôn ngữ lập trình C, các kiểu dữ liệu ám chỉ phần mở rộng của hệ thống được sử dụng cho khai báo biến với cái kiểu khác nhau. Kiểu của biến xác định lượng bộ nhớ được dùng để lưu biến đó và cách các bit được lưu trữ khi được thông dịch.

Các kiểu biến trong C được phân chia như sau:

STTKiểu và miêu tả
1Kiểu cơ bản

Là các kiểu dữ liệu số học và bao gồm 2 kiểu chính: a) kiểu số nguyên và b) kiểu số thực dấu chấm động.

2Kiểu liệt kê

Đây là các kiểu số học và được dùng để định nghĩa các biến mà nó có thể được gán trước một số lượng nhất định giá trị số nguyên qua suốt chương trình.

3Kiểu void

Kiểu định danh void là kiểu đặc biệt thể hiện rằng không có giá trị nào.

4Kiểu phát triển từ cơ bản

Bao gồm các kiểu : a) con trỏ, b) kiểu mảng, c) kiểu cấu trúc, d) kiểu union và e) kiểu function (hàm).

Các kiểu dữ liệu mảng và cấu trúc được sử dụng trong tập hợp như các kiểu dữ liệu gộp. Các kiểu là hàm chỉ định loại kiểu mà hàm trả về. Chúng ta sẽ xem các kiểu dữ liệu cơ bản ở phần dưới đây, trong đó những kiểu còn lại sẽ được nhắc đến ở các chương sau.

Kiểu số nguyên (kiểu int) trong C

Bảng dưới đây đưa cho bạn những hiểu biết chi tiết về kiểu số nguyên với cỡ lưu trữ cũng như giới hạn của nó:

KiểuCỡ lưu trữDãy giá trị
char1 byte-128 tới 127 hoặc 0 tới 255
unsigned char1 byte0 tới 255
signed char1 byte-128 tới 127
int2 hoặc 4 bytes-32,768 tới 32,767 hoặc -2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned int2 hoặc 4 bytes0 tới 65,535 hoặc 0 tới 4,294,967,295
short2 bytes-32,768 tới 32,767
unsigned short2 bytes0 tới 65,535
long4 bytes-2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned long4 bytes0 tới 4,294,967,295

Bạn có thể lấy cỡ chính xác của các kiểu của các biến trên những nền tảng cụ thể, bạn có thể sử dụng toán tử sizeof. Biểu thức sizeof(kieu) trả về cỡ của đối tượng hoặc kiểu dưới dạng byte. Dưới đây là ví dụ để lấy về size của đối tượng int trên bất kỳ máy tính nào.

#include <stdio.h>
#include <limits.h>

int main()
{
   printf("Kich co luu tru cho so nguyen (int) la: %d \n", sizeof(int));
   
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Kich co luu tru cho so nguyen (int) la: 4

Kiểu số thực dấu chấm động (Floating-Point) trong C

Bảng dưới đây đưa cho bạn những hiểu biết cụ thể về các kiểu số thực dấu chấm động tiêu chuẩn với cỡ lưu trữ và dải giá trị cũng như độ chính xác:

KiểuCỡ lưu trữDãy giá trịĐộ chính xác
float4 byte1.2E-38 tới 3.4E+386 vị trí thập phân
double8 byte2.3E-308 tới 1.7E+30815 vị trí thập phân
long double10 byte3.4E-4932 tới 1.1E+493219 vị trí thập phân

float.h trong Header file định nghĩa các macro cho phép bạn sử dụng các giá trị này và các kiểu cụ thể khác về giá trị biểu diễn nhị phân của số thực trong chương trình của bạn. Dưới đây là ví dụ sẽ in ra cỡ của kiểu float cũng như dải giá trị của nó:

#include <stdio.h>
#include <float.h>

int main()
{
printf("Lớp lưu trữ cho số thực (float) là: %d \n", sizeof(float));
printf("Giá trị số thực dương nhỏ nhất là: %E\n", FLT_MIN );
printf("Giá trị số thực dương lớn nhất là: %E\n", FLT_MAX );
printf("Độ chính xác: %d\n", FLT_DIG );

return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Lp lưu tr cho s thc (float) là: 4 
Giá tr s thc dương nh nht là: 1.175494E-38
Giá tr s thc dương ln nht là: 3.402823E+38
Độ chính xác: 6

Kiểu void trong C

Kiểu void xác định không có giá trị nào. Nó được sử dụng trong 3 trường hợp sau đây:

Hàm trả về void: Có rất nhiều hàm trong ngôn ngữ C mà không trả về dữ liệu nào và bạn có thể nói rằng đó là hàm void. Một hàm mà không trả về giá trị nào có kiểu là void. Ví dụ: void exit (int status);

Hàm với tham số void: Có những hàm trong C mà không chấp nhận bất kỳ tham số. Một hàm với không có tham số nào có thể chấp nhâu là một void. Ví dụ: int rand(void);

Con trỏ tới void: Một con trỏ có kiểu void * đại diện cho địa chi của đối tượng, chứ không phải là một kiểu. Ví dụ hàm cấp phát bộ nhớ void *malloc (size_t size); trả về một con trỏ void có thể ép kiểu sang bất kỳ một đối tượng nào.

Bạn có thể không hiểu các điểm này về kiểu void, chúng ta nên tiếp tục và trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ nhắc lại về các điểm này.

Một biến trong C không là gì nhưng là một tên được đưa ra đến bộ nhớ lưu trữ để chương trình có thể thao tác. Mỗi biến trong C có một kiểu xác định, để xác định cỡ và layout cho bộ nhớ biến đó. Phạm vi của giá trị có thể được dự trữ trong bộ nhớ, việc thiết lập các biểu thức có thể được áp dụng với biến.

Tên của biến có thể bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới (_), nhưng nó phải bắt đầu bằng ký tự chữ cái hoặc dấu gạch dưới. Chữ hoa và chữ thường là hai đối tượng phân biệt bởi vì C là ngôn ngữ phân biệt chữ hoa - chữ thường. Dựa vào những loại cơ bản giải thích ở chương trước, có những loại kiểu của biến cơ bản như sau:

KiểuMiêu tả
charLà biến số nguyên, có kích cỡ 1 byte.
intLà kiểu cho số tự nhiên.
floatGiá trị dấu chấm động độ chính xác đơn.
doubleGiá trị dấu chấm động độ chính xác kép.
voidĐại diện cho loại không có kiểu.

Ngôn ngữ lập trình C cho phép định nghĩa các loại kiểu biến khác nhau, có thể xem ở các chương sau như biến liệt kê, biến con trỏ, biến mảng, biến cấu trúc, biến Union,...

Định nghĩa biến trong ngôn ngữ C

Định nghĩa biến nghĩa là thông báo với trình biên dịch nơi và cách tạo lưu trữ cho biến đó. Một định nghĩa biến xác định một kiểu dữ liệu và chứa danh sách của một hay nhiều biến của kiểu đó như sau:

kieu_du_lieu danh_sach_bien;

Ở đây, kieu_du_lieu là của kiểu dữ liệu của ngôn ngữ C như char, w_char, int, float, double, bool hay bất kỳ kiểu đối tượng được người dùng định nghĩa… danh_sach_bien có thể bao gồm một hoặc nhiều tên định danh ngăn cách nhau bởi dấu phảy. Vài ví dụ khai báo hợp lệ của biến như sau:

int    i, j;
char   ho, ten, c, ch;
float  f, luong, diemthi;
double d;

Dòng int i, j; vừa khai báo và định nghĩa cho biến i, j, k và hướng dẫn trình biên dịch để tạo các biến dưới tên i, j, k với kiểu int.

Biến có thể được khởi tạo (được gán các giá trị ban đầu) trong khai báo của nó. Một phần khởi tạo bao gồm một dấu "=" theo sau bởi một biểu thức hằng số số như sau:

kieu_du_lieu ten_bien = gia_tri;

Vài ví dụ dưới đây:

extern int d = 3, f = 5;    // khai bao bien d va f. 
int d = 3, f = 5;           // dinh nghia va khoi tao bien d va f. 
byte z = 22;                // dinh nghia va khoi tao bien z. 
char x = 'hoclaptrinhc';               // bien x co gia tri la 'hoclaptrinhc'.

Với định nghĩa không có giá trị khởi tạo, biến static có thể lưu trữ với giá trị NULL, (tất cả các byte có giá trị 0), giá trị ban đầu của tất cả các biến của tất cả các kiểu khác có giá trị không xác định.

Khai báo biến trong ngôn ngữ C:

Khai báo biến cung cấp một sự bảo đảm cho trình biên dịch nhận biết rằng không có biến nào với kiểu và tên giống nó được khai báo trước đó, nếu không sẽ xảy ra lỗi ở quá trình biên dịch. Một khai báo biến chỉ có ý nghĩa ở thời gian biên dịch, trình biên dịch cần khai báo biến cụ thể tại thời gian nối với chương trình.

Một khai báo biến rất hữu dụng khi bạn sử dụng đồng thời nhiều file và bạn định nghĩa biến của bạn ở một trong những file đó. Bạn có thể sử dụng từ khóa extern để khai báo biến ở bất kì nơi đâu. Do đó bạn có thể khai báo một biến nhiều lần trong chương trình C nhưng chỉ phải định nghĩa trong một file, một hàm hay một khối code.

Thông thường biến extern được khai báo trong file.h vì khi muốn sử dụng bạn chỉ cần include file .h là có thể sử dụng biến.

Ví dụ

Thử ví dụ dưới đây, nơi biến được khai báo ở trên đầu, nhưng chúng được định nghĩa và khởi tạo trong hàm main:

#include <stdio.h>

// phan khai bao bien:
extern int a, b;
extern int c;
extern float f;

int main ()
{
  /* phan dinh nghia bien: */
  int a, b;
  int c;
  float f;
 
  /* phan khoi tao gia tri thuc su */
  a = 15;
  b = 35;
  
  c = a + b;
  printf("Gia tri cua c la : %d \n", c);

  f = 50.0/3.0;
  printf("Gia tri cua f la : %f \n", f);
  
  printf("===========================\n");
  printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
  return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C để xem kết quả:

Vài khái niệm có thể áp dụng trong khai báo hàm nơi bạn cung cấp tên hàm ở thời điểm nó khai báo và định nghĩa nó ở bất kì nơi đâu. Ví dụ:

// phan khai bao ham
int tenham();

int main()
{
    // loi goi ham
    int i = tenham();
}

// phan dinh nghia ham
int tenham()
{
    return 0;
}

Lvalue và Rvalue trong C:

Có hai kiểu Expression:

  • lvalue: Expression mà chỉ tới vị trí bộ nhớ là "lvalue". Một lvalue có thể xuất hiện hoặc bên trái hoặc bên phải của một phép gán.
  • rvalue: Liên quan tới giá trị dữ liệu được lưu trữ tại một số địa chỉ trong bộ nhớ. Một rvalue là một expression mà không thể có một giá trị được gán tới nó, nghĩa là một rvalue có thể xuất hiện ở bên phải nhưng không phải bên trái của một phép gán.

Các biến là các lvalue và thường xuất hiện ở cạnh trái của phép gán. Các hằng số là số là rvalue và không thể được gán và không thể xuất hiện bên cạnh trái của phép gán. Dưới đây là một khai báo hợp lệ:

int g = 20;

Nhưng sau đây là một khai báo không hợp lệ và sẽ có thông báo lỗi:

10 = 20;

Hằng số (constant) hướng đến những giá trị cố định mà chương trình không thể thay đổi trong quá trình thực thi. Những giá trị cố định đó cũng được gọi là literals.

Hằng số có thể là một kiểu dữ liệu bất kỳ nào như kiểu dữ liệu: số nguyên, số thực, ký tự hay chuỗi. Có những hằng số kiểu liệt kê (enumeration).

Một hằng số có thể được coi như một biến thường ngoài việc giá trị của nó không thể thay đổi sau khi được định nghĩa.

Hằng số nguyên trong C

Giá trị hằng số nguyên có thể là hệ thập phân (decimal), hệ bát phân (octal) hoặc hệ thập lục phân (hexadecimal). Tiền tố (prefix) xác định cơ bản hay cơ số: 0x hay 0X cho kiểu hexadecimal (hệ 16), 0 cho octal (hệ 8), và không có gì là hệ thập phân.

Một giá trị hằng số có thể có phần hậu tố (suffix) là sự kết hợp của U và L, cho kiểu Unsigned và kiểu Long. Phần kết thúc có thể là chữ hoa hoặc chữ thường theo bất cứ thứ tự nào.

Dưới đây là ví dụ cho kiểu hằng số nguyên:

212         /* la hop le */
215u        /* la hop le */
0xFeeL      /* la hop le */
078         /* Khong hop le: 8 khong la ky so trong he bat phan (octal) */
032UU       /* Khong hop le: ban khong the lap lai hau to (suffix) */

Dưới đây là các ví dụ khác với một vài cách khai báo với kiểu số nguyên:

85         /* he thap phan */
0213       /* he bat phan (octal) */
0x4b       /* he thap luc phan (hexadecimal) */
30         /* int */
30u        /* unsigned int */
30l        /* long */
30ul       /* unsigned long */

Hằng số thực trong C

Một hằng số thực dấu chấm động có một phần nguyên, một giá trị decimal, phần phân số và phần mũ. Bạn có thể biểu diễn giá trị dấu chấm động trong kiểu thập phân và kiểu phân số.

Khi biểu diễn giá trị với định dạng thập phân, bạn phải thêm phần integer, phần mũ hoặc cả hai. Phần mũ được viết bởi e hoặc E.

Dưới đây là vài ví dụ cho phần dấu chấm động:

3.14159       /* Hop le */
314159E-5L    /* Hop le */
510E          /* Khong hop le: phan mu chua hoan thien */
210f          /* Khong hop le: khong co phan decimal va phan mu */
.e55          /* Khong hop le: thieu phan phan so va phan nguyen */

Hằng ký tự trong C

Phần ký tự được đóng mở trong dấu nháy đơn ('), ví dụ 'x' và có thể được lưu trữ trong một biến đơn giản kiểu char.

Một ký tự có thể là một ký tự thường (ví dụ 'x') hoặc chuỗi thoát (vd: '\t'), hoặc một ký tự phổ thông (vd: '\u02C0').

Có những ký tự cụ thể trong C khi bắt đầu bằng dấu \ sẽ có ý nghĩa đặc biệt và được dùng để biểu diễn dòng mới (\n), tab mới (\t). Dưới đây là danh sách các ký tự đặc biệt:

Dãy thoátÝ nghĩa
\\Ký tự \
\'Ký tự '
\"Ký tự "
\?Ký tự ?
\aTiếng chuông
\bBackspace
\fForm feed
\nDòng mới
\rCarriage return
\ttab ngang
\vtab dọc
\oooSố trong cơ số 8 của 1 đến 3 chữ số
\xhh . . .Số thập lục phân của một hoặc nhiều chữ số

Sau đây là ví dụ để chỉ một số ký tự dãy thoát:

#include <stdio.h>

int main()
{
   printf("Hoc\tLap\tTrinh\tC\tTai\tQTM\n\n");
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả

Hằng chuỗi trong C

Hằng chuỗi được bao với dấu ngoặc kép "". Một chuỗi bao gồm các ký tự tương tự với hằng ký tự: ký tự thuần, chuỗi thoát và ký tự phổ thông.

Bạn có thể chia các dòng dài thành nhiều dòng sử dụng các giá trị chuỗi và ngăn cách chúng bởi các khoảng trắng.

Dưới đây là một vài ví dụ với hằng số chuỗi. Ba chuỗi dưới đây có giá trị giống nhau:

"hello, vietnam"

"hello, \

vietnam"

"hello, " "v" "ietnam"

Định nghĩa hằng số trong C

Có 2 cách đơn giản trong C để định nghĩa hằng số:

  • Sử dụng bộ tiền xử lý #define.
  • Sử dụng từ khóa const.

Sử dụng bộ tiền xử lý #define trong C

Dưới đây là mẫu để sử dụng bộ tiền xử lý #define để định nghĩa một hằng số:

#define dinh_danh gia_tri

Dưới đây là ví dụ chi tiết:

#include <stdio.h>

#define CHIEUDAI 15   
#define CHIEURONG  12
#define NEWLINE '\n'

int main()
{

   int dientich;  
  
   dientich = CHIEUDAI * CHIEURONG;
   printf("Dien tich hinh chu nhat la: %d", dientich);
   printf("%c", NEWLINE);
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả

Sử dụng từ khóa const trong C

Bạn có thể sử dụng tiền tố const để khai báo các hằng số với một kiểu cụ thể như sau:

const kieu_du_lieu ten_bien = gia_tri;

Dưới đây là ví dụ chi tiết:

#include <stdio.h>

int main()
{
   const int  CHIEUDAI = 15;
   const int  CHIEURONG  = 12;
   const char NEWLINE = '\n';
   int dientich;  
   
   dientich = CHIEUDAI * CHIEURONG;
   printf("Dien tich hinh chu nhat la: %d", dientich);
   printf("%c", NEWLINE);
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả giống như trên.

Ghi chú trong thực tế lập trình chúng ta thường đặt tên hằng là CHỮ HOA.

Một lớp lưu trữ định nghĩa phạm vi (nhìn thấy được) và thời gian tồn tại của một biến hoặc/và các hàm trong chương trình C. Những đặc tả đi trước kiểu có thể được thay đổi. Dưới đây là những lớp lưu trữ, có thể sử dụng trong chương trình C.

auto

register

static

extern

Lớp lưu trữ auto trong C

Lớp lưu trữ auto là lớp lưu trữ mặc định cho tất cả các biến cục bộ:

{
   int diemthi;
   auto int diemthi;
}

Ví dụ trên để định nghĩa hai biến trong cùng một lớp lưu trữ, auto có thể được sử dụng bên trong hàm, ví dụ biến cục bộ.

Lớp lưu trữ register trong C

Lớp lưu trữ register có thể được sử dụng để định nghĩa biến cục bộ và có thể được lưu trữ trong một vùng đăng ký thay vì RAM. Điều này nghĩa là biến này có cỡ tối đa tương đương với cỡ đăng ký.

{
   register int  hocphi;
}

Lớp lưu trữ register chỉ được sử dụng cho biến mà yêu cầu truy cập nhanh như bộ đếm. Chú ý rằng định nghĩa 'register' không đồng nghĩa với biến đó có thể lưu trữ trong một thanh ghi. Nó nghĩa là có thể lưu trữ trong thanh ghi phụ thuộc vào phần cứng và với các hạn chế nhất định.

Lớp lưu trữ static trong C

Lớp lưu trữ static hướng dẫn trình biên dịch giữ các giá trị biến cục bộ tồn tại trong thời gian sống của chương trình thay vì việc tạo ra và hủy nó mỗi lần chạy qua phạm vi đó. Do đó, tạo một biến cục bộ static cho phép chúng lưu trữ các giá trị với các hàm gọi.

Lớp static này có thể được áp dụng cho biến toàn cục. Khi việc này diễn ra, nó gây ra phạm vi của biến được giới hạn trong file mà nó khai báo.

Trong lập trình C, khi static được sử dụng ứng với lớp, nó dẫn đến chỉ có một bản copy của lớp khai báo được chia sẻ bởi tất cả các đối tượng sử dụng lớp này.

#include <stdio.h>
 
/* phan khai bao ham */
void ham(void);
 
static int biendem = 4; /* day la bien toan cuc */
 
main()
{
   while(biendem--)
   {
      ham();
   }
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}
/* phan dinh nghia ham */
void ham( void )
{
   static int i = 6; /* bien cuc bo static */
   i++;

   printf("i co gia tri la %d va biendem co gia tri la %d\n", i, biendem);

}

Bạn có thể chưa hiểu ví dụ này này bởi vì bạn có sử dụng biến toàn cục, sẽ được giới thiệu ở bài tới. Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả:

Lớp lưu trữ extern trong C

Lóp lưu trữ extern được sử dụng để đưa tham chiếu đến các biến toàn cục mà được nhìn thấy bởi tất cả các file chương trình.

Khi bạn có nhiều file và bạn định nghĩa các biến cục bộ hoặc hàm, nó sẽ được sử dụng ở các file khác. Để hiểu vấn đề này, extern được sử dụng để khai báo biến toàn cục hoặc hàm ở file khác.

Từ khóa extern được sử dụng khi hai hoặc nhiều file chia sẻ chung một biến hoặc hàm như ví dụ dưới đây:

File đầu tiên: file1.c

#include <stdio.h>
 
int biendem ;
extern void ham_extern();
 
main()
{
   biendem = 5;
   ham_extern();
}

File thứ 2: file2.c

#include <stdio.h>
 
extern int biendem;
 
void ham_extern(void)
{
   printf("biendem co gia tri la %d\n", biendem);
}

Tại đây, extern là từ khóa được sử dụng để khai báo biendem ở dòng thứ hai nơi nó được định nghĩa ở file thứ nhất, main.c . Bây giờ, nếu bạn đang sử dụng command prompt, bạn biên dịch 2 file như sau:

 $gcc main.c support.c

Nó sẽ cung cấp chương trình thực thi a.out, khi chương trình này được chạy sẽ in ra kết quả sau đây:

5

Toán tử là một biểu tượng mà nói với trình biên dịch thực hiện một phép toán học nhất định hoặc thao tác hợp lý. Ngôn ngữ C có sẵn rất nhiều toán tử và cung cấp các kiểu toán tử sau đây:

  • Toán tử số học
  • Toán tử quan hệ
  • Toán tử logic
  • Toán tử so sánh bit
  • Toán tử gán
  • Toán tử hỗn hợp

Bài hướng dẫn sẽ giải thích toán tử số học, quan hệ, logic, so sánh bit, gán và các toán tử khác, từng loại một.

Toán tử số học trong C

Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20:

Toán tửMô tảVí dụ
+Thêm hai toán hạngA + B sẽ cho kết quả là 30
-Trừ giá trị toán hạng hai từ toán hạng đầuA - B sẽ cho kết quả là -10
*Nhân hai toán hạngA * B sẽ cho kết quả là 200
/Chia lấy phần nguyên hai toán hạngB / A sẽ cho kết quả là 2
%Chia lấy phần dưB % A sẽ cho kết quả là 0
++Lượng gia giá trị toán hạng thêm 1 đơn vịA++ sẽ cho kết quả là 11
--Lượng giảm giá trị toán hạng một đơn vịA-- sẽ cho kết quả là 9

Toán tử quan hệ

Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử quan hệ được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử rằng biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20, ta có:

Toán tửMô tảVí dụ
==Kiểm tra nếu 2 toán hạng bằng nhau hay không. Nếu bằng thì điều kiện là true.(A == B) là không đúng.
!=Kiểm tra 2 toán hạng có giá trị khác nhau hay không. Nếu không bằng thì điều kiện là true.(A != B) là true.
>Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu lớn hơn thì điều kiện là true.(A > B) là không đúng.
<Kiểm tra nếu toán hạng bên trái nhỏ hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu nhỏ hơn thì là true.(A < B) là true.
>=Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true.(A >= B) là không đúng.
<=Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true.(A <= B) là true.

Toán tử logic

Bảng dưới đây chỉ rõ tất cả các toán tử logic được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 1 và biến B có giá trị 0:

Toán tửMô tảVí dụ
&&Được gọi là toán tử logic AND (và). Nếu cả hai toán tử đều có giá trị khác 0 thì điều kiện trở lên true.(A && B) là false.
||Được gọi là toán tử logic OR (hoặc). Nếu một trong hai toán tử khác 0, thì điều kiện là true.(A || B) là true.
!Được gọi là toán tử NOT (phủ định). Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false.!(A && B) là true.

Toán tử so sánh bit

Toán tử so sánh bit làm việc trên đơn vị bit, tính toán biểu thức so sánh từng bit. Bảng dưới đây về &, |, và ^ như sau:

pqp & qp | qp ^ q
00000
01011
11110
10011

Giả sử nếu A = 60; và B = 13; thì bây giờ trong định dạng nhị phân chúng sẽ là như sau:

A = 0011 1100

B = 0000 1101

-----------------

A&B = 0000 1100

A|B = 0011 1101

A^B = 0011 0001

~A = 1100 0011

Các toán tử so sánh bit được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C được liệt kê trong bảng dưới đây. Giá sử ta có biến A có giá tri 60 và biến B có giá trị 13, ta có:

Toán tửMô tảVí dụ
&Toán tử AND (và) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong cả hai toán hạng.(A & B) sẽ cho kết quả là 12, tức là 0000 1100
|Toán tử OR (hoặc) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong một hoặc hai toán hạng.(A | B) sẽ cho kết quả là 61, tức là 0011 1101
^Toán tử XOR nhị phân sao chép bit mà nó chỉ tồn tại trong một toán hạng mà không phải cả hai.(A ^ B) sẽ cho kết quả là 49, tức là 0011 0001
~Toán tử đảo bit (đảo bit 1 thành bit 0 và ngược lại).(~A ) sẽ cho kết quả là -61, tức là 1100 0011.
<<Toán tử dịch trái. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang trái bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải.A << 2 sẽ cho kết quả 240, tức là 1111 0000 (dịch sang trái hai bit)
>>Toán tử dịch phải. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang phải bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải.A >> 2 sẽ cho kết quả là 15, tức là 0000 1111 (dịch sang phải hai bit)

Toán tử gán

Đây là những toán tử gán được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C:

Toán tửMô tảVí dụ
=Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán hạng trái.C = A + B sẽ gán giá trị của A + B vào trong C
+=Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó cho toán hạng trái.C += A tương đương với C = C + A
-=Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái.C -= A tương đương với C = C - A
*=Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái.C *= A tương đương với C = C * A
/=Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho toán hạng trái.C /= A tương đương với C = C / A
%=Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán cho toán hạng trái.C %= A tương đương với C = C % A
<<=Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải.C <<= 2 tương đương với C = C << 2
>>=Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải.C >>= 2 tương đương với C = C >> 2
&=Phép AND bitC &= 2 tương đương với C = C & 2
^=Phép OR loại trừ bitC ^= 2 tương đương với C = C ^ 2
|=Phép OR bit.C |= 2 tương đương với C = C | 2

Các toán tử hỗn hợp ↦ sizeof & ternary

Có một số toán tử hỗn hợp quan trọng là sizeof và ? : được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C.

Toán tửMô tảVí dụ
sizeof()Trả lại kích cỡ của một biếnsizeof(a), với a là integer, thì sẽ trả lại kết quả là 4.
&Trả lại địa chỉ của một biến.&a; sẽ cho địa chỉ thực sự của biến a.
*Trỏ tới một biến.*a; sẽ trỏ tới biến a.
? :Biểu thức điều kiệnNếu điều kiện là true ? thì giá trị X : Nếu không thì giá trị Y

Thứ tự ưu tiên toán tử trong C

Thứ tự ưu tiên toán tử trong C xác định cách biểu thức được tính toán. Ví dụ, toán tử nhân có quyền ưu tiên hơn toán tử cộng, và nó được thực hiện trước.

Ví dụ, x = 7 + 3 * 2; ở đây, x được gán giá trị 13, chứ không phải 20 bởi vì toán tử * có quyền ưu tiên cao hơn toán tử +, vì thế đầu tiên nó thực hiện phép nhân 3 * 2 và sau đó thêm với 7.

Bảng dưới đây liệt kê thứ tự ưu tiên của các toán tử. Các toán tử với quyền ưu tiên cao nhất xuất hiện trên cùng của bảng, và các toán tử có quyền ưu tiên thấp nhất thì ở bên dưới cùng của bảng. Trong một biểu thức, các toán tử có quyền ưu tiên cao nhất được tính toán đầu tiên.

LoạiToán tửThứ tự ưu tiên
Postfix() [] -> . ++ - -Trái sang phải
Unary+ - ! ~ ++ - - (type)* & sizeofPhải sang trái
Tính nhân* / %Trái sang phải
Tính cộng+ -Trái sang phải
Dịch chuyển<< >>Trái sang phải
Quan hệ< <= > >=Trái sang phải
Cân bằng== !=Trái sang phải
Phép AND bit&Trái sang phải
Phép XOR bit^Trái sang phải
Phép OR bit|Trái sang phải
Phép AND logic&&Trái sang phải
Phép OR logic||Trái sang phải
Điều kiện?:Phải sang trái
Gán= += -= *= /= %=>>= <<= &= ^= |=Phải sang trái
Dấu phảy,Trái sang phải

Các cấu trúc điều khiển luồng yêu cầu lập trình viên xác định một hoặc nhiều điều kiện để đánh giá và kiểm tra bởi chương trình, cùng với các lệnh được thực hiện nếu điều kiện được xác định là đúng, hoặc các lệnh khác được thực hiện nếu điều kiện xác định là sai.

Dưới đây là mẫu chung của một cấu trúc điều khiển luồng hay gặp trong ngôn ngữ lập trình.

Cấu trúc điều khiển luồng hay gặp trong ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình C giả sử rằng mọi giá trị không phải zero hoặc không phải null đều có giá trị true, nếu có giá trị zero hoặc null, nó có giá trị false.

Ngôn ngữ C cung cấp các kiểu cấu trúc điều khiển luồng sau.

LệnhMô tả

Lệnh if

Một lệnh if bao gồm một biểu thức logic theo sau bởi một hoặc nhiều lệnh khác.

Lệnh if...else

Một lệnh if có thể theo sau bởi một lệnh else (tùy ý: có hoặc không), mà có thể được thực hiện khi biểu thức logic có giá trị false.

Lồng lệnh if

Bạn có thể sử dụng lệnh if hoặc else if bên trong lệnh ifhoặc else if khác.

Lệnh switch

Một lệnh switch cho phép kiểm tra điều kiện của một biến trước khi thực thi các lệnh.

Lồng lệnh switch

Bạn có thể sử dụng một lệnh switch bên trong một lệnh switch khác.

Toán tử điều kiện ? : trong C

Chúng ta đã bàn về toán tử điều kiện ? : trong chương trước mà có thể được dùng để đổi vị trí cho lệnh if...else. Nó có mẫu chung như sau:

bieuthuc1 ? bieuthuc2 : bieuthuc3;

Trong đó Exp1, Exp2 và Exp3 là các biểu thức. Chú ý việc sử dụng và đặt của dấu hai chấm.

Giá trị của biểu thức Exp1 trước dấu ? có giá trị true, Exp2 được thực hiện, và giá trị của nó là giá trị của biểu thức. Nếu Exp1 là false thì Exp3 được thực hiện và giá trị của nó là giá trị của biểu thức.

Lệnh if trong C

Một lệnh if trong Ngôn ngữ C chứa một biểu thức logic được theo sau bởi một hoặc nhiều lệnh.

Cú pháp:

Sau đây là cú pháp của một lệnh if trong Ngôn ngữ C:

if(bieu_thuc_boolean)
{
   /* cac lenh se duoc thuc thi neu bieu thuc boolean la true */
}

Nếu biểu thức logic được ước lượng là true, thì sau đó khối code bên trong lệnh if sẽ được thực thi. Nếu biểu thức logic được ước lượng là false, thì khi đó, lệnh ngay sau lệnh if sẽ được thực thi.

Ngôn ngữ C giả sử rằng bất kỳ giá trị non-zero và non-null là true, và nếu nó là zero hoặc null, thì khi đó nó cho là giá trị false.

Sơ đồ:

Sơ đồ lệnh if trong C

Ví dụ:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo */
   int a = 15;
 
   /* kiem tra dieu kien voi lenh if */
   if( a < 20 )
   {
       /* neu dieu kien la true thi in dong sau */
       printf("a la nho hon 20\n" );
   }
   printf("Gia tri cua a la: %d\n", a);
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Kết quả của lệnh if

Lệnh if...else trong C

Một lệnh if có thể được theo sau bởi một lệnh else tùy ý, mà thực hiện khi biểu thức logic là false.

Cú pháp:

Cú pháp của một lệnh if...else trong Ngôn ngữ C là:

if(bieu_thuc_boolean)
{
   /* cac lenh se duoc thuc thi neu bieu thuc boolean la true */
}
else
{
  /* cac lenh se duoc thuc thi neu bieu thuc boolean la false */
}

Nếu biểu thức logic được ước lượng là true, thì khi đó khối if sẽ được thực thi, nếu không thì khối else sẽ được thực thi.

Ngôn ngữ C giả sử rằng bất kỳ giá trị non-zero và non-null là true, và nếu nó là zero hoặc null, thì khi đó nó cho là giá trị false.

Sơ đồ:

Sơ đồ lệnh if...else trong C

Ví dụ:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo */
   int a = 36;
 
   /* kiem tra dieu kien */
   if( a < 20 )
   {
       /* neu dieu kien la true thi in dong sau */
       printf("a la nho hon 20\n" );
   }
   else
   {
       /* neu dieu kien la false thi in dong sau */
       printf("a khong nho hon 20\n" );
   }
   printf("Gia tri cua a la: %d\n", a);
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Kết quả sau khi chạy lệnh if...else trong C

Lệnh if lồng nhau trong C

Nó là hợp lệ để lồng các lệnh if-else trong Ngôn ngữ C, nghĩa là bạn có thể sử dụng một lệnh if hoặc else bên trong lệnh if hoặc else khác.

Cú pháp:

Cú pháp để lồng các lệnh if như sau:

if( bieu_thuc_boolean 1)
{
   /* Thuc thi khi bieu thuc boolean 1 la true */
   if(bieu_thuc_boolean 2)
   {
      /* Thuc thi khi bieu thuc boolean 2 la true */
   }
}

Bạn có thể lồng else if…else theo cách tương tự như bạn đã lồng lệnh if.

Ví dụ:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo  */
   int a = 667;
   int b = 7028;
 
   /* kiem tra dieu kien */
   if( a == 667 )
   {
       /* neu dieu kien la true thi tiep tuc kiem tra dieu kien sau */
       if( b == 7028 )
       {
          /* neu dieu kien la true thi in dong sau */
          printf("Gia tri cua a la 667 va cua b la 7028\n" );
       }
   }
   printf("Gia tri chinh xac cua a la: %d\n", a );
   printf("Gia tri chinh xac cua b la: %d\n", b );
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Lệnh if lồng nhau trong C

Lệnh switch trong C

Một lệnh switch cho một biến được kiểm tra một cách bình đẳng trong danh sách các giá trị. Mỗi giá trị được gọi là một case - trường hợp và biến được chuyển tới được kiểm tra cho mỗi switch case.

Cú pháp:

Cú pháp của lệnh switch trong Ngôn ngữ C như sau:

switch(bieu_thuc){
    case bieu_thuc_hang  :
       cac_lenh;
       break;                /* tuy y */
    case bieu_thuc_hang  :
       cac_lenh;
       break;               /* tuy y */
  
    /* ban co the co bao nhieu lenh case tuy y */
    default :                  /* tuy y */
       cac_lenh;
}

Các quy tắc sau được áp dụng tới một lệnh switch:

Biểu thức bieu_thuc được sử dụng trong một lệnh switch phải có kiểu là số nguyên hoặc liệt kê, hoặc là một trong các kiểu lớp trong đó lớp có một hàm biến đổi đơn tới một kiểu integer hoặc kiểu liệt kê.

Bạn có thể có bất kỳ số lệnh case nào trong một switch. Mỗi case được theo sau bởi giá trị để được so sánh và một dấu hai chấm.

bieu_thuc_hang cho một case phải cùng kiểu dữ liệu với biến trong switch, và nó phải là hằng số.

Khi biến được chuyển tới là cân bằng với một case, lệnh theo sau case đó sẽ thực thi tới khi gặp lệnh break.

Khi gặp lệnh break, switch kết thúc, và dòng điều khiển nhảy tới dòng lệnh tiếp theo của lệnh switch đó.

Không phải mỗi case cần chứa một lệnh break. Nếu không có lệnh break nào xuất hiện, dòng điều khiển sẽ không tới được case tiếp theo cho tới khi bắt gặp một lệnh break.

Một lệnh switch có thể có một case mặc định (default) tùy chọn, mà phải xuất hiện ở cuối cùng của switch. Case mặc định này có thể được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ khi không có case nào true. Trong trường hợp case mặc định này thì không cần lệnh break.

Sơ đồ:

Sơ đồ lệnh switch trong C

Ví dụ:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo  */
   char hocluc = 'B';

   switch(hocluc)
   {
   case 'A' :
      printf("Xuat sac!\n" );
      break;
   case 'B' :
      printf("Gioi\n" );
      break;
   case 'C' :
      printf("Kha\n" );
      break;
   case 'D' :
      printf("Trung Binh\n" );
      break;
   case 'F' :
      printf("Ban phai hoc lai !!!\n" );
      break;
   default :
      printf("Du lieu nhap khong hop le\n" );
   }
   printf("Hoc luc cua sinh vien la  %c\n", hocluc );
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Kết quả sau khi chạy lệnh switch trong C

Lồng các lệnh switch trong C

Nó là có thể để có một lệnh switch như là một phần của dãy lệnh trong một lệnh switch ở vòng ngoài. Ngay cả khi hằng số case trong và ngoài lệnh switch chứa các giá trị bình thường, sẽ không có sự xung đột diễn ra ở đây.

Cú pháp:

Cú pháp để lồng các lệnh switch vào nhau như sau:

switch(ch1) {
   case 'A': 
      printf("A la mot phan cua lenh switch ben ngoai" );
      switch(ch2) {
         case 'A':
            printf("A la mot phan cua lenh switch ben trong" );
            break;
         case 'B': /* phan code tuong tu khac */
      }
      break;
   case 'B': /* phan code tuong tu khac */
}

Ví dụ:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo  */
   int a = 35;
   int b = 26;
 
   switch(a) {
      case 35: 
         printf("Day la mot phan cua lenh switch ben ngoai\n", a );
         switch(b) {
            case 26:
               printf("Day la mot phan cua lenh switch ben trong\n", a );
         }
   }
   printf("Gia tri chinh xac cua a la : %d\n", a );
   printf("Gia tri chinh xac cua b la : %d\n", b );
   printf("===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Lồng các lệnh switch trong C

Có một tình huống mà bạn cần phải thực hiện một đoạn code một vài lần. Nhìn chung, các câu lệnh được thực hiện một cách tuần tự. Câu lệnh đầu tiên của hàm được thực hiện trước, sau đó đến câu thứ 2 và tiếp tục.

Tương tự như những ngôn ngữ lập trình khác, C cũng cung cấp cho chúng ta nhiều cấu trúc điều khiển và cho phép bạn thực hiện những phần phức tạp.

Vòng lặp cho phép thực hiện một lệnh và một nhóm lệnh nhiều lần, dưới đây là dạng tổng quát:

Vòng lặp trong lập trình C

C hỗ trợ những lệnh điều khiển sau đây.

Kiểu vòng lặpMô tả

Vòng lặp While

Lặp lại một hoặc một nhóm các lệnh trong khi điều kiện đã cho là đúng. Nó kiểm tra điều kiện trước khi thực hiện thân vòng lặp.

Vòng lặp for

Thực thi một dãy các lệnh nhiều lần và tóm tắt đoạn code mà quản lý biến vòng lặp.

Vòng lặp do...while

Giống lệnh While, ngoại trừ ở điểm là nó kiểm tra điều kiện ở cuối thân vòng lặp.

Lồng các vòng lặp

Bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều vòng lặp trong các vòng lặp while, for hoặc do..while khác.

Các lệnh điều khiển vòng lặp

Các lệnh điều khiển vòng lặp thay đổi sự thực thi lệnh từ dãy thông thường của nó. Khi sự thực thi lệnh rời khỏi một phạm vi, tất cả các đối tượng tự động mà được tạo ra trong phạm vi đó bị hủy.

C hỗ trợ các lệnh điều khiển vòng lặp sau đây.

Lệnh điều khiểnMô tả

Lệnh break

Kết thúc vòng lặp hoặc lệnh switch và chuyển sang thực thi vòng lặp hoặc lệnh switch ngay sau nó.

Lệnh continue

Khi gặp lệnh này thì chương trình sẽ bỏ qua các câu lệnh ở dưới nó (trong cùng một câu lệnh lặp) để thực hiện vòng lặp mới.

Lệnh goto

Chuyển tới lệnh được gán. Mặc dù vậy, nó được khuyên rằng không nên sử dụng lệnh goto trong chương trình của bạn.

Vòng lặp vô hạn

Một vòng lặp là vòng lặp vô hạn khi một điều kiện không bao giờ false. Vòng lặp for thường được sử dụng cho mục đích này. Khi bạn để ba biểu thức điều kiện trong vòng lặp for trống thì bạn sẽ tạo ra một vòng lặp vô hạn.

#include <stdio.h>
 
int main ()
{

   for( ; ; )
   {
      printf("Vong lap nay se chay mai mai.\n");
   }

   return 0;
}

Khi biểu thức điều kiện vắng mặt, nó được giả sử là luôn đúng.

Ghi chú: Bạn có thể dừng (kết thúc) một vòng lặp vô hạn bởi nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

Một hàm là một nhóm các lệnh đi cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ. Mỗi chương trình C có ít nhất một hàm là hàm main(), và tất cả hầu hết các chương trình bình thường đều định nghĩa thêm các hàm.

Bạn có thể chia đoạn code của bạn thành những hàm riêng biệt. Cách bạn chia đoạn code của bạn thành các hàm khác nhau phụ thuộc vào bạn, nhưng theo tính logic, một hàm thường có một nhiệm vụ nhất định.

Một sự khai báo hàm thông báo với bộ biên dịch về tên của hàm, kiểu trả về và tham số. Một định nghĩa hàm cung cấp phần thân của một hàm.

Các thư viện tiêu chuẩn của ngôn ngữ C cung cấp rất nhiều hàm có sẵn để chương trình của bạn có thể gọi. Ví dụ, hàm strcat() có thể nối hai đoạn chuỗi, hàm memcpy() dùng để copy một vùng nhớ đến một vùng nhớ khác và rất nhiều hàm khác nữa.

Một hàm được biết đến với các tên khác nhau như một phương thức, một tuyến phụ hoặc một thủ tục.

Định nghĩa một hàm trong C

Mẫu chung của định nghĩa hàm trong Ngôn ngữ C như sau:

kieu_tra_ve ten_ham( danh_sach_tham_so )
{
   than_cua_ham
}

Một định nghĩa hàm trong ngôn ngữ C bao gồm đầu hàm và một thân hàm. Dưới đây là các phần của một hàm:

Kiểu trả về: Một hàm có thể trả về một giá trị. Kieu_tra_ve là dạng dữ liệu của giá trị mà hàm trả về. Vài hàm cung cấp các hoạt động và không trả về giá trị nào cả. Đó là hàm void.

Tên hàm: Đây là tên thực sự của hàm. Tên hàm và danh sách tham số cấu tạo nên dấu hiệu hàm.

Tham số: Khi hàm được gọi, bạn phải truyền vào danh sách các tham số. Một giá trị hướng đến một tham số thực tế. Danh sách tham số có các kiểu, thứ tự và số lượng các tham số của hàm. Các tham số trong hàm là tùy chọn, nghĩa là một hàm có thể không có tham số.

Thân hàm: Phần thân của một hàm bao gồm tập hợp các lệnh xác định những gì mà hàm thực hiện.

Ví dụ:

Sau đây là mã nguồn cho một hàm có tên gọi là timGTLN(). Hàm này có 2 tham số: so1 và so2 và trả về giá trị lớn nhất giữa hàm số:

/* ham tra ve gia tri lon nhat giua hai so */
int timGTLN(int so1, int so2) 
{
   /* khai bao bien cuc bo */
   int ketqua;
 
   if (so1 > so2)
      ketqua = so1;
   else
      ketqua = so2;
 
   return ketqua; 
}

Khai báo hàm trong C

Một khai báo hàm thông báo cho trình biên dịch về tên hàm và cách gọi của hàm. Phần thân hàm có thể định nghĩa một cách rời rạc.

Một khai báo hàm có các phần sau đây:

kieu_tra_ve ten_ham( danh sach tham so );

Ví dụ khi định nghĩa hàm timGTLN(), dưới đây là câu khai báo hàm:

int timGTLN(int so1, int so2);

Tên các tham số không quan trọng trong việc khai báo hàm, những kiểu dưới đây là cách khai báo hợp lệ:

int timGTLN(int, int);

Một khai báo hàm được yêu cầu khi bạn định nghĩa một hàm và mã nguồn và khi gọi một hàm từ một file nguồn khác. Trong trường hợp này, bạn nên khai báo hàm trước khi gọi hàm đó.

Gọi hàm trong C

Trong khi tạo một hàm, bạn định nghĩa những gì hàm phải làm. Để sử dụng một hàm, bạn phải gọi hàm đó để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Khi một chương trình gọi một hàm, phần điều khiển được chuyển đến hàm được gọi. Một hàm được gọi thực hiện các nhiệm vụ được định nghĩa và trả về giá trị sau khi thực hiện chương trình.

Để gọi hàm, bạn đơn giản cần truyền các tham số được yêu cầu cùng với tên của hàm và nếu hàm trả về các giá trị, bạn có thể dự trữ các giá trị trả về này, ví dụ:

#include <stdio.h>
 
/* khai bao ham */
int timGTLN(int so1, int so2);
 
int main ()
{
   /* phan dinh nghia bien cuc bo  */
   int a = 667;
   int b = 7028;
   int kq;
 
   /* goi ham de tim gia tri lon nhat */
   kq = timGTLN(a, b);
 
   printf( "Gia tri lon nhat la : %d\n", kq );
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}
 
/* phan dinh nghia ham de tra ve gia tri lon nhat giua hai so */
int timGTLN(int so1, int so2) 
{
   /* khai bao bien cuc bo */
   int ketqua;
 
   if (so1 > so2)
      ketqua = so1;
   else
      ketqua = so2;
 
   return ketqua; 
}

Tôi giữ giá trị hàm timGTLN() trong hàm main vào biến kq. Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả:

Tham số của hàm trong C

Một hàm sử dụng các danh sách tham số, nó phải khai báo các biến và chấp nhận giá trị các biến này. Các biến này được gọi là các biến chính thức.

Các biến chính thức giống các biến cục bộ khác bên trong hàm.

Khi bạn gọi hàm, có 2 cách để bạn truyền các giá trị vào cho hàm:

Kiểu gọiMô tả

Gọi bởi giá trị

Phương thức này sao chép giá trị thực sự của tham số vào trong tham số chính thức của một hàm. Trong trường hợp này, các thay đổi của bản thân các tham số bên trong hàm không ảnh hưởng tới các tham số.

Gọi bởi tham chiếu

Phương thức này sao chép địa chỉ của tham số vào trong tham số chính thức. Bên trong hàm, địa chỉ được dùng để truy cập tham số thực sự được sử dụng khi gọi hàm. Có nghĩa là các thay đổi tới tham số làm tham số thay đổi.

Theo mặc định, C sử dụng gọi bởi giá trị để truyền các tham số. Nhìn chung, code đó trong một hàm không thể thay đổi các tham số được dùng để gọi hàm đó và trong ví dụ trên, khi gọi hàm timGTLN() là dùng phương thức tương tự.

Một phạm vi trong bất kỳ chương trình nào là một khu vực trong chương trình nơi một biến được định nghĩa tồn tại và bên ngoài phạm vi đó thì biến không thể được truy cập. Có 3 nơi mà biến có thể được khai báo trong Ngôn ngữ C:

  1. Bên trong một hàm hoặc một khối code được gọi là biến cục bộ.
  2. Bên ngoài tất cả các hàm và được gọi là biến toàn cục.
  3. Trong định nghĩa các hàm, các tham số được gọi là các tham số chính thức - formal.

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các biến cục bộ và biến toàn cục và các tham số chính thức là gì.

Biến cục bộ trong C

Biến cục bộ được khai báo bên trong một hàm hoặc khai báo bên trong một khối code. Chúng được sử dụng bởi các lệnh trong hàm hoặc khối code đó. Biến cục bộ không được sử dụng bên ngoài của hàm. Dưới đây là ví dụ về việc sử dụng biến cục bộ. Tại đây biến a,b và c được sử dụng trong hàm main():

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
  /* Khai bao bien cuc bo */
  int a, b;
  int c;
 
  /* khoi tao thuc su */
  a = 10;
  b = 20;
  c = a + b;
 
  printf ("Gia tri cua a = %d, b = %d va c = %d\n", a, b, c);
 
  return 0;
}

Biến toàn cục trong C

Biến toàn cục được định nghĩa bên ngoài một hàm, thường là phần đầu của chương trình. Biến toàn cục có thể chứa các giá trị trong thời gian chương trình chạy và có thể được truy cập bởi bất kì hàm nào định nghĩa trong chương trình.

Một biến toàn cục có thể được truy cập bởi bất kì hàm nào. Điều đó nghĩa là biến toàn cục được sử dụng suốt chương trình sau khi nó khai báo. Dưới đây là ví dụ minh họa cho biến cục bộ và toàn cục:

#include <stdio.h>
 
/* Khai bao bien toan cuc */
int g;
 
int main ()
{
  /* Khai bao bien cuc bo */
  int a, b;
 
  /* khoi tao bien thuc su */
  a = 10;
  b = 20;
  g = a + b;
 
  printf ("Gia tri cua a = %d, b = %d va g = %d\n", a, b, g);
 
  return 0;
}

Một chương trình có thể có biến toàn cục và cục bộ trùng tên. Trong trường hợp đó biến cục bộ bên trong hàm sẽ được ưu tiên sử dụng. Dưới đây là ví dụ:

#include <stdio.h>
 
/* Khai bao bien toan cuc */
int g = 20;
 
int main ()
{
  /* khai bao bien cuc bo */
  int g = 10;
 
  printf ("Gia tri cua g = %d\n",  g);
  printf("\n===========================\n");
  printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
  return 0;
}

Chạy chương trình C trên để biên dịch và chạy để xem kết quả:

Tham số chính thức trong C

Tham số hàm, tham số chính thức được coi như biến local bên trong hàm đó và thường có giá trị ưu tiên hơn biến toàn cục. Dưới đây là ví dụ:

#include <stdio.h>
 
/* khai bao bien toan cuc */
int a = 20;
/* khai bao ham */
int hamtinhtong(int a, int b);
 
int main ()
{
  /* khai bao bien cuc bo trong ham main */
  int a = 15;
  int b = 25;
  int c = 0;

  printf ("Gia tri cua a trong ham main() = %d\n",  a);
  c = hamtinhtong( a, b);
  printf ("Gia tri cua c trong ham main() = %d\n",  c);
  
  printf("\n===========================\n");
  printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

  return 0;
}

/* ham de cong hai so nguyen */
int hamtinhtong(int a, int b)
{
    printf ("Gia tri cua a trong ham hamtinhtong() = %d\n",  a);
    printf ("Gia tri cua b trong ham hamtinhtong() = %d\n",  b);

    return a + b;
}

Chạy chương trình C trên để biên dịch và chạy để xem kết quả:

Khởi tạo biến toàn cục và biến cục bộ

Khi biến toàn cục và biến cục bộ được định nghĩa, nó không được khởi tạo bởi chương trình, nó phải khởi tạo bởi chính bản thân bạn. Biến toàn cục thường khởi tạo tự động bởi chương trình khi bạn định nghĩa chúng như dưới đây:

Kiểu dữ liệuGiá trị khởi tạo mặc định
int0
char'\0'
float0
double0
pointerNULL

Thường trong thực tế lập trình bạn nên khởi tạo các giá trị biến một cách chính xác, nếu không chương trình của bạn có thể gây ra những kết quả không mong muốn .

Ngôn ngữ lập trình C cung cấp cấu trúc dữ liệu gọi là mảng, được lưu trữ trong một tập hợp các dữ liệu cùng kiểu với độ dài cố định. Một mảng được sử dụng để lưu trữ tập hợp dữ liệu, nhưng nó rất hữu dụng nếu bạn nghĩ về một mảng các biến với cùng một kiểu.

Thay vì khai báo biến một cách rời rạc, như biến number0, number1,… và number99, bạn có thể khai báo một mảng các giá trị như numbers[0], numbers[1] và… numbers[99] để biểu diễn các giá trị riêng biệt. Một thành phần cụ thể của mảng có thể được truy cập qua index (chỉ số).

Tất cả mảng đều bao gồm các vị trí nhớ liền kề nhau. Địa chỉ thấp nhất tương ứng với thành phần đầu tiền và địa chỉ cao nhất tương ứng với thành phần cuối cùng của mảng.

Mảng trong Ngôn ngữ C

Khai báo mảng trong C

Để khai báo một mảng trong ngôn ngữ C, chương trình xác định kiểu của biến và số lượng các phần tử được yêu cầu bởi biến đó như sau:

Kieu Ten_mang [ Kich_co_mang ];

Đây là mảng một chiều. Kich_co_mang phải là một số nguyên lớn hơn 0 và Kieu phải hợp lệ trong ngôn ngữ C. Ví dụ, khai báo một mảng 10 phần tử gọi là sohangban với kiểu int, sử dụng câu lệnh sau đây:

int sohangban[10];

Bây giờ sohangban là một biến mảng có thể đủ chỗ chứa 10 phần tử int.

Khởi tạo mảng trong C

Bạn có thể khởi tạo mảng trong C hoặc từng phần tử một hoặc sử dụng một câu lệnh như dưới đây:

int sohangban[5] = {34, 56, 23, 124, 67};

Số lượng các giá trị trong dấu ngoặc kép {} không được lớn hơn số lượng phần tử khai báo trong dấu ngoặc vuông [].

Nếu bạn bỏ sót kích cỡ mảng thì mảng đó đủ lớn để giữ các giá trị được khởi tạo:

int sohangban[] = {34, 56, 23, 124, 67};

Bạn sẽ tạo chính xác một chuỗi có giá trị giống hệt chuỗi bên trên bằng cách gán từng phần tử một. Dưới đây là một ví dụ khi gán giá trị cho một phần tử của mảng:

sohangban[4] = 67;

Câu lệnh bên trên gán giá trị thứ 5 của mảng giá trị 67. Tất cả các mảng đều có chỉ số (index) đầu tiên bằng 0, đây được gọi là chỉ số cơ bản và phần tử cuối cùng của mảng có chỉ số bằng độ lớn của mảng trừ đi 1. Dưới đây là cách biểu diễn hình họa cho chuỗi khai báo bên trên thông qua chỉ số:

Khởi tạo mảng trong C

Truy cập các phần tử mảng trong C

Một mảng được truy cập bởi cách đánh chỉ số trong tên của mảng. Dưới đây là một cách truy cập một giá trị của mảng:

int luonghangban = sohangban[9];

Câu lệnh trên lấy phần tử thứ 10 của mảng và gán giá trị này cho biến luonghangban. Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng với tất cả mô tả bên trên:

#include <stdio.h>
 
int main ()
{
   int n[ 10 ]; /* mang n gom 10 so nguyen */
   int i,j;
 
   /* khoi tao cac phan tu trong mang ve gia tri 0 */         
   for ( i = 0; i < 10; i++ )
   {
      n[ i ] = i + 100; /* Thiet lap phan tu tai vi tri i thanh i + 100 */
   }
   
   /* hien thi gia tri cac phan tu trong mang */
   for (j = 0; j < 10; j++ )
   {
      printf("Phan tu [%d] = %d\n", j, n[j] );
   }
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
 
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả:

Con trỏ - Pointer trong ngôn ngữ C rất dễ học. Một vài tác vụ trong ngôn ngữ C được thực hiện dễ dàng hơn nhờ con trỏ, và những tác vụ khác trở nên linh hoạt hơn, như trong việc cấp phát bộ nhớ, không thể thực hiện mà không dùng con trỏ. Do đó rất cần thiết phải nắm vững con trỏ khi trở thành một lập trình viên C hoàn thiện. Bây giờ hãy bắt đầu bằng những bước đơn giản nhất.

Như bạn biết, mỗi biến trong một vùng nhớ nhất định và mỗi vùng nhớ này có địa chỉ có nó được định nghĩa để dễ dàng trong việc truy cập sử dụng toán tử (&), tương ứng với địa chỉ của nó trong bộ nhớ. Xem xét ví dụ dưới đây, sẽ in ra địa chỉ của biến được định nghĩa:

#include <stdio.h>

int main ()
{
   int  bien1;
   char bien2[25];

   printf("Dia chi cua bien1 la: %x\n", &bien1  );
   printf("Dia chi cua bien2 la: %x\n", &bien2  );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C để xem kết quả:

Do đó bạn hiểu thế nào là địa chỉ bộ nhớ và cách truy cập nó, đó là phần định nghĩa cơ bản. Bây giờ hãy xem thế nào là một con trỏ.

Con trỏ là gì?

Một con trỏ - pointer là một biến mà trong đó giá trị của nó là địa chỉ của biến khác. Ví dụ như địa chỉ của vùng nhớ. Giống như các biến và hằng số, bạn phải khai báo con trỏ trước khi bạn có thể sử dụng nó để lưu trữ bất kì địa chỉ của biến nào. Dạng tổng quát của việc khai báo con trỏ như sau:

kieu_du_lieu *ten_bien;

Ở đây, kieu_du_lieu là kiểu dữ liệu cơ bản con trỏ, nó là kiểu hợp lệ trong ngôn ngữ C và var-ten_bien là tên giá trị của con trỏ. Phần ký tự * sử dụng trong khai báo con trỏ giống như việc bạn sử dụng cho phép nhân. Mặc dù vậy, trong khai báo này, ký tự * được thiết kế để sử dụng các biến của con trỏ. Dưới đây là một số cách khai báo hợp lệ của con trỏ:

int    *contro;        /* con tro tro toi mot so nguyen */
double *phithuebao;    /* con tro tro toi mot so double */
float  *hocphi;        /* con tro tro toi mot so float */
char   *ho, *ten;     /* con tro tro toi mot ky tu */

Kiểu dữ liệu thực sự của giá trị của tất cả các con trỏ, có thể là số nguyên, float, ký tự, hoặc kiểu khác như một số thập lục phân dài - Long hexa biểu diễn một địa chỉ bộ nhớ. Điểm khác nhau duy nhất của các con trỏ của các kiểu dữ liệu khác nhau là kiểu dữ liệu của biến hoặc hằng số mà con trỏ chỉ tới.

Cách sử dụng con trỏ trong C?

Có một vài phép toán quan trọng, sẽ giúp chúng ta làm việc với con trỏ một cách thường xuyên: a) chúng ta định nghĩa biến con trỏ, b) gán địa chỉ của biến đến một con trở và c) cuối cùng truy cập các giá trị biến địa chỉ trong biến con trỏ. Điều này được thực hiện bởi toán tử * trả về giá trị các các biến chứa trong địa chỉ được xác định bởi toán tử này. Dưới đây là các sử dụng những phép toán trên:

#include <stdio.h>

int main ()
{
   int  bien = 20;   /* phan khai bao bien thuc su */
   int  *contro;        /* phan khai bao bien con tro */

   contro = &bien;  /* luu tru dia chi cua bien trong con tro */

   printf("Dia chi cua bien la: %x\n", &bien  );

   /* dia chi duoc luu tru trong bien con tro */
   printf("Dia chi duoc luu tru trong bien contro la: %x\n", contro );

   /* Truy cap gia tri boi su dung con tro */
   printf("Gia tri cua bien *contro la: %d\n", *contro );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C để xem kết quả:

Con trỏ NULL trong C

Có một cách thực hành tốt khi chúng ta gán giá trị NULL cho biến con trở trong trường hợp bạn không có địa chỉ chính xác để được gán. Điều này thường xảy ra trong quá trình khai báo. Một con trỏ được gán giá trị NULL được gọi là con trỏ null.

Con trỏ null là một hằng số với giá trị 0 được định nghĩa trong một vài thư viện chuẩn. Xem chương trình dưới đây:

#include <stdio.h>

int main ()
{
   int  *contro = NULL;

   printf("Gia tri cua contro la: %x\n", contro  );
 
   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Gia tri cua contro la: 0

Trong hầu hết các hệ thống, chương trình không cho phép truy cập và ô nhớ có địa chỉ 0 bởi vì bộ nhớ này dùng để dự trữ cho hệ điều hành. Nếu con trỏ tới giá trị null, nó được coi là không trỏ tới đâu cả.

Để kiểm tra có phải là con trỏ null hay không bạn có thể sử dụng lệnh if như sau:

if(contro)     /* la true neu contro khong phai la null */
if(!contro)    /* la true neu contro la null */

Chi tiết về con trỏ trong C

Con trỏ có nhiều nhưng dễ dàng trong việc định nghĩa và rất quan trọng trong lập trình ngôn ngữ C. Dưới đây là những định nghĩa quan trọng mà rõ ràng về con trỏ trong ngôn ngữ lập trình C:

Khái niệmMô tả

Con trỏ số học trong C

Có 4 toán tử đại số mà có thể được sử dụng trên các con trỏ là: ++, --, +, -

Mảng các con trỏ trong C

Bạn có thể định nghĩa các mảng để giữ các con trỏ.

Con trỏ trỏ tới con trỏ trong C

C cho phép bạn trỏ tới một con trỏ ...

Truyền các con trỏ tới hàm trong C

Truyền một tham số bởi tham chiếu hoặc địa chỉ: cả hai cho các tham số được truyền khả năng có thể được thay đổi trong hàm gọi bởi hàm được gọi.

Trả về con trỏ từ hàm trong C

C cho phép một hàm trả về một con trỏ tới biến cục bộ, biến tĩnh và cũng như bộ nhớ được cấp phát động.

Chuỗi trong ngôn ngữ lập trình C thực chất là mảng một chiều của các ký tự mà kết thúc bởi một ký tự null '\0'.

Phần khai báo và khởi tạo dưới đây tạo ra một chuỗi bao gồm một từ "Hello". Để giữ các giá trị null tại cuối của mảng, cỡ của mảng các ký tự bao gồm một chuỗi phải nhiều hơn số lượng các ký tự trong từ khóa "Hello".

char loichao[6] = {'H', 'e', 'l', 'l', 'o', '\0'};

Nếu bạn theo quy tắc khởi tạo các chuỗi, bạn có thể viết lệnh như sau:

char loichao[] = "Hello";

Dưới đây là phần biểu diễn ô nhớ cho đoạn chuỗi trên trong ngôn ngữ C/C++:

🖼️

Ô nhớ cho đoạn chuỗi trên trong ngôn ngữ C/C++

Thực tế, bạn không đặt ký tự null tại vị trí cuối cùng của biến hằng số. Bộ biên dịch C tự động thêm '\0' tại ví trí cuối cùng của chuỗi khi nó khởi tạo chuỗi. Cùng thử ví dụ in ra chuỗi sau đây:

#include <stdio.h>

int main ()
{
   char loichao[6] = {'H', 'e', 'l', 'l', 'o', '\0'};

   printf("Khi gap nhau, ban chao: %s\n", loichao );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Kết quả sau khi chạy chương trình

Ngôn ngữ C hỗ trợ một dãy rộng rãi các hàm để thao tác các chuỗi kết thúc là null:

HàmMục đích
strcpy(s1, s2);

Sao chép chuỗi s2 cho chuỗi s1.

strcat(s1, s2);

Nối chuỗi s2 vào cuối chuỗi s1.

strlen(s1);

Trả về độ dài của chuỗi s1.

strcmp(s1, s2);

Trả về 0 nếu s1 và s2 là như nhau; nhỏ hơn 0 nếu s1<s2; lớn hơn 0 nếu s1>s2.

strchr(s1, ch);

Trả về con trỏ tới vị trí đầu tiên của ch trong s1.

strstr(s1, s2);

Trả về con trỏ tới vị trí đầu tiên của chuỗi s2 trong chuỗi s1.

Dưới đây là ví dụ cho việc sử dụng một vài hàm bên trên:

#include <stdio.h>
#include <string.h>  /* thu vien cho cac ham xu ly chuoi*/

int main ()
{
   char chuoi1[12] = "Hello";
   char chuoi2[12] = "QTM";
   char chuoi3[12];
   int  dodai ;

   /* sao chep chuoi1 vao trong chuoi3 */
   strcpy(chuoi3, chuoi1);
   printf("Ban su dung ham strcpy( chuoi3, chuoi1) de sao chep:  %s\n", chuoi3 );

   /* noi hai chuoi: chuoi1 va chuoi2 */
   strcat( chuoi1, chuoi2);
   printf("Ban su dung ham strcat( chuoi1, chuoi2) de noi chuoi:   %s\n", chuoi1 );

   /* tinh do dai cua chuoi1 sau khi noi chuoi */
/* Quantrimang.com */
dodai = strlen(chuoi1); printf("Ban su dung ham strlen(chuoi1) de tinh do dai: %d\n", dodai ); printf("\n===========================\n"); printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n"); return 0; }

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Kết quả sau khi sử dụng chuỗi hàm C

Bạn có thể tìm thấy một danh sách đầy đủ các hàm liên quan tới chuỗi trong Thư viện tiêu chuẩn C.

Các mảng trong C cho phép bạn định nghĩa một vài loại biến có thể giữ giá trị của một vài thành phần cùng kiểu dữ liệu. Nhưng structure - cấu trúc là một loại dữ liệu khác trong ngôn ngữ lập trình C, cho phép bạn kết hợp các dữ liệu khác kiểu nhau.

Cấu trúc được sử dụng để biểu diễn một bản ghi. Giả sử bạn muốn lưu trữ giá trị của một quyển sách trong thư viện của bạn. Bạn có thể lưu trữ các thuộc tính của sách sau đây:

  • Tiêu đề
  • Tác giả
  • Chủ đề
  • ID (giống như là mã số sinh viên của bạn)

Định nghĩa một cấu trúc trong C

Để định nghĩa cấu trúc, bạn phải sử dụng câu lệnh struct. Câu lệnh struct định nghĩa một kiểu dữ liệu mới, với hơn một thành phần trong chương trình của bạn. Dạng tổng quát của câu lệnh struct như sau đây:

struct [ten_cau_truc]
{
   phan dinh nghia thanh vien cau truc;
   phan dinh nghia thanh vien cau truc;
   ...
   phan dinh nghia thanh vien cau truc;
} [mot hoac nhieu bien cau truc];  

Một ten_cau_truc có thể tùy chọn và một thành phần định nghĩa là các biến thường như int i, float j hoặc một định nghĩa biến khác... Tại phần cuối cùng của định nghĩa cấu trúc, trước dấu chấm phẩy, bạn có thể xác định một hoặc nhiều biến cấu trúc (tùy chọn). Dưới đây là cách khai báo biến structure Book:

struct Books
{
   char  tieude[50];
   char  tacgia[50];
   char  chude[100];
   int   id;
} book;  

Truy cập các thành phần của cấu trúc trong C

Để truy cập bất kỳ thành phần nào của cấu trúc, bạn sử dụng toán tử truy cập phần tử. Dưới đây là ví dụ cho cách sử dụng cấu trúc:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
struct Books
{
   char  tieude[50];
   char  tacgia[50];
   char  chude[100];
   int   id;
};
 
int main( )
{
   struct Books Book1;        /* Khai bao Book1 la cua kieu Book */
   struct Books Book2;        /* Khai bao Book2 la cua kieu Book */
 
   /* thong tin chi tiet quyen sach thu nhat */
   strcpy( Book1.tieude, "Lap trinh C");
   strcpy( Book1.tacgia, "Pham Van At"); 
   strcpy( Book1.chude, "Ngon ngu lap trinh C");
   Book1.id = 1234567;

   /* thong tin chi tiet quyen sach thu hai */
   strcpy( Book2.tieude, "Toi thay hoa vang tren co xanh");
   strcpy( Book2.tacgia, "Nguyen Nhat Anh");
   strcpy( Book2.chude, "Van hoc");
   Book2.id = 6677028;
 
   /* hien thi thong tin Book1 */
   printf( "Tieu de cua Book1 la: %s\n", Book1.tieude);
   printf( "Tac gia cua Book1 la: %s\n", Book1.tacgia);
   printf( "Chu de cua Book1 la: %s\n", Book1.chude);
   printf( "ID cua Book1 la: %d\n", Book1.id);

   /* hien thi thong tin Book2 */
   printf( "Tieu de cua Book2 la: %s\n", Book2.tieude);
   printf( "Tac gia cua Book2 la: %s\n", Book2.tacgia);
   printf( "Chu de cua Book2 la: %s\n", Book2.chude);
   printf( "ID cua Book2 la: %d\n", Book2.id);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Truy cập các thành phần của cấu trúc trong C

Các cấu trúc như các tham số hàm

Bạn có thể đặt cấu trúc như một tham số của hàm theo cách dễ dàng như các biến khác hay con trỏ. Truy cập biến cấu trúc như ví dụ dưới đây:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
struct Books
{
   char  tieude[50];
   char  tacgia[50];
   char  chude[100];
   int   id;
};

/* khai bao ham */
void inthongtinsach( struct Books book );
int main( )
{
   struct Books Book1;        /* Khai bao Book1 la cua kieu Book */
   struct Books Book2;        /* Khai bao Book2 la cua kieu Book */
 
   /* thong tin chi tiet quyen sach thu nhat */
   strcpy( Book1.tieude, "Lap trinh C");
   strcpy( Book1.tacgia, "Pham Van At"); 
   strcpy( Book1.chude, "Ngon ngu lap trinh C");
   Book1.id = 1234567;

   /* thong tin chi tiet quyen sach thu hai */
   strcpy( Book2.tieude, "Toi thay hoa vang tren co xanh");
   strcpy( Book2.tacgia, "Nguyen Nhat Anh");
   strcpy( Book2.chude, "Van hoc");
   Book2.id = 6677028;
 
   /* hien thi thong tin Book1 */
   inthongtinsach( Book1 );

   /* hien thi thong tin Book2 */
   inthongtinsach( Book2 );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}
void inthongtinsach( struct Books book )
{
   printf( "Tieu de sach: %s\n", book.tieude);
   printf( "Tac gia: %s\n", book.tacgia);
   printf( "Chu de: %s\n", book.chude);
   printf( "Book ID: %d\n", book.id);
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Các cấu trúc như các tham số hàm

Con trỏ tới cấu trúc

Bạn có thể định nghĩa con trỏ cấu trúc theo cách bạn định nghĩa các loại con trỏ khác như sau:

struct Books *struct_pointer;

Bây giờ bạn có thể lưu địa chỉ của biến cấu trúc trong biến con trỏ được định nghĩa ở trên. Để tìm địa chỉ của một biến cấu trúc, đặt toán tử & trước tên cấu trúc như sau:

struct_pointer = &Book1;

Để truy cập vào thành phần của một structure sử dụng con trỏ tới structure đó, bạn phải sử dụng toán tử -> như sau:

struct_pointer->tieude;

Bây giờ chúng ta viết lại ví dụ trên sử dụng con trỏ cấu trúc, hy vọng điều này sẽ dễ dàng cho bạn để hiểu khái niệm này:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
struct Books
{
   char  tieude[50];
   char  tacgia[50];
   char  chude[100];
   int   id;
};

/* khai bao ham */
void inthongtinsach( struct Books *book );
int main( )
{
   struct Books Book1;        /* Khai bao Book1 la cua kieu Book */
   struct Books Book2;        /* Khai bao Book2 la cua kieu Book */
 
   /* thong tin chi tiet quyen sach thu nhat */
   strcpy( Book1.tieude, "Lap trinh C");
   strcpy( Book1.tacgia, "Pham Van At"); 
   strcpy( Book1.chude, "Ngon ngu lap trinh C");
   Book1.id = 1234567;

   /* thong tin chi tiet quyen sach thu hai */
   strcpy( Book2.tieude, "Toi thay hoa vang tren co xanh");
   strcpy( Book2.tacgia, "Nguyen Nhat Anh");
   strcpy( Book2.chude, "Van hoc");
   Book2.id = 6677028;
 
   /* in thong tin Book1 bang cach truyen dia chi cua Book1 */
   inthongtinsach( &Book1 );

   /* in thong tin Book2 bang cach truyen dia chi cua Book2 */
   inthongtinsach( &Book2 );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}
void inthongtinsach( struct Books *book )
{
   printf( "Tieu de sach: %s\n", book->tieude);
   printf( "Tac gia: %s\n", book->tacgia);
   printf( "Chu de: %s\n", book->chude);
   printf( "Book ID: %d\n", book->id);
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Con trỏ tới cấu trúc

Các trường bit (Bit Fields) trong C

Các trường bit cho phép đóng gói dữ liệu trong một cấu trúc. Nó giúp tối ưu hóa bộ nhớ.

C cho phép bạn thực hiện điều này trong một định nghĩa cấu trúc bởi việc đặt: độ dài bit sau biến. Ví dụ:

struct packed_struct {
  unsigned int f1:1;
  unsigned int f2:1;
  unsigned int f3:1;
  unsigned int f4:1;
  unsigned int type:4;
  unsigned int my_int:9;
} pack;

Ở đây, packed_struct chứa 6 phần tử: 4 phần tử f1..f4 là 1 bit, một type là 4 bit và một my_int 9 bit.

C tự động đóng gói các trường bit trên càng gọn càng tốt, miễn là chiều dài tối đa của trường này nhỏ hơn hoặc bằng với chiều dài từ nguyên của máy tính. Bạn sẽ tìm hiểu về các trường bit trong một chương riêng.

C là ngôn ngữ lập trình bậc cao được phát triển ban đầu bởi Dennis M.Ritchie để phát triển hệ thống lập trình UNIX ở Bell Labs. C được phát triển ban đầu trên máy tính DEC PDP-11 năm 1972.

Năm 1978, Brian Kernighan và Dennis Ritchie công khai bản mô tả đầu tiên của ngôn ngữ C, được biết đến dưới tên tiêu chuẩn K&R.

Hệ điều hành UNIX, bộ biên dịch C, là tất cả những gì cần thiết cho việc viết các chương trình với ngôn ngữ C. Ngôn ngữ C hiện tại được sử dụng rộng rãi trong môi trường chuyên nghiệp vì những lý do sau đây:

  • Dễ dàng trong việc học
  • Ngôn ngữ có cấu trúc
  • Nó cung cấp các chương trình hiệu quả.
  • Nó có thể xử lý các hoạt động ở tầng thấp.
  • Nó được biên dịch bởi nhiều nền tảng khác nhau.

Sự thật về ngôn ngữ C

C được phát triển ban đầu để viết Hệ điều hành có tên UNIX.

C là ngôn ngữ kế thừa của ngôn ngữ B được giới thiệu những năm 1970.

Ngôn ngữ được chuẩn hóa năm 1988 bởi Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI).

Hệ điều hành UNIX viết bởi ngôn ngữ C năm 1973.

Ngày nay C được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngôn ngữ lập trình hệ thống.

Hầu hết các ứng dụng lớn đều có sự kế thừa, triển khai từ ngôn ngữ C.

Hệ điều hành Linux và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được viết bởi ngôn ngữ C.

Tại sao lại sử dụng C?

C được phát triển ban đầu cho việc phát triển hệ thống, đặc biệt là các hệ điều hành. C được thừa nhận như là một trong các ngôn ngữ phát triển hệ thống bởi nó cung cấp code và chạy một đoạn code một các nhanh chóng như các ngôn ngữ kiểu Assemly. Vài ví dụ về sử dụng C như sau:

  • Hệ điều hành
  • Bộ biên dịch các ngôn ngữ
  • Các chương trình dịch mã số
  • Các trình Text Editor (notepad ...)
  • Các trình in ấn
  • Network Drivers
  • Các chương trình hiện đại
  • Cơ sở dữ liệu
  • Ngôn ngữ thông dịch
  • Tiện ích

Chương trình C

Một chương trình C có thể thay đổi từ 3 dòng đến hàng triệu dòng code, và nên được viết trong một hoặc nhiều file với định dạng ".c", ví dụ hello.c. Bạn có thể sử dụng "vi", "vim" hoặc bất kỳ trình editor nào để viết chương trình C thành một file.

Bài hướng dẫn giả sử bạn đã biết cách sử dụng các trình soạn thảo và cách viết source code - mã nguồn bên trong một file chương trình.

Một Union là dữ liệu đặc biệt trong ngôn ngữ C cho phép bạn dự trữ các kiểu dữ liệu khác nhau trong cùng một vùng nhớ. Bạn có thể định nghĩa Union với rất nhiều tham số, nhưng chỉ một thành phần chứa giá trị tại một thời điểm. Union cung cấp một cách hiệu quả cho việc sử dụng một vùng nhớ cho nhiều mục đích.

Định nghĩa một Union trong C

Để định nghĩa một Union, bạn phải cung cấp câu lệnh union theo cách tương tự như bạn đã định nghĩa structure. Câu lệnh union định nghĩa kiểu dữ liệu mới, với hơn một thành viên trong chương trình của bạn. Dạng của lệnh union như sau:

union [ten_union]
{
   phan dinh nghia thanh vien union;
   phan dinh nghia thanh vien union;
   ...
   phan dinh nghia thanh vien union;
} [mot hoac nhieu bien union];

ten_union là giá trị tùy chọn và một định nghĩa thành là định nghĩa biến thông thường, như int i, hoặc float j và các kiểu định nghĩa biến khác. Ở cuối định nghĩa Union trước dấu chấm phảy cuối cùng, bạn có thể xác định một hoặc nhiều biến Union nhưng nó là tùy chọn. Đây là cách bạn định nghĩa kiểu Union tên QTM với 3 thành viên i, f và chuoi:

union QTM
{
   int i;
   float f;
   char  chuoi[50];
} tenbien;  

Bây giờ kiểu QTM có thể chứa một số nguyên, một số thực và một chuỗi ký tự. Điều này nghĩa là đó là một biến riêng rẽ có cùng vùng nhớ có thể được sử dụng để lưu trữ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Bạn có thể sử dụng cách kiểu dữ liệu có sẵn hoặc bạn tự định nghĩa bên trong Union dựa vào yêu cầu của bạn.

Bộ nhớ được chiếm dụng bởi Union có độ lớn đủ lớn giữ giá trị của thành phần lớn nhất của Union. Ví dụ, ở ví dụ trên kiểu QTM chứa 20 bytes của bộ nhớ bởi vì nó chứa khoảng nhớ tối đa của đối tượng chuỗi. Dưới đây là ví dụ để hiển thị bộ nhớ tổng cộng của Union trên:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
union QTM
{
   int i;
   float f;
   char  chuoi[50];
};
 
int main( )
{
   union QTM tenbien;        

   printf( "Kich co bo nho bi chiem giu boi tenbien la: %d\n", sizeof(tenbien));
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Định nghĩa một Union trong C

Truy xuất thành viên của Union trong C

Để truy xuất các thành viên của Union bạn sử dụng toán tử truy xuất thành viên(.). Toán tử truy cập thành viên có vị trí ngăn cách giữa tên biến Union và thành viên mà bạn muốn truy xuất. Chúng ta sẽ sử dụng từ khóa union để định nghĩa kiểu biến Union. Dưới đây là ví dụ cho việc sử dụng Union:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
union QTM
{
   int i;
   float f;
   char  chuoi[50];
};
 
int main( )
{
   union QTM tenbien;        

   tenbien.i = 15;
   tenbien.f = 25.67;
   strcpy( tenbien.chuoi, "Hoc Lap trinh C tai QTM");

   printf( "tenbien.i : %d\n", tenbien.i);
   printf( "tenbien.f : %f\n", tenbien.f);
   printf( "tenbien.chuoi : %s\n", tenbien.chuoi);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Truy xuất thành viên của Union trong C

Ở đây bạn có thể hiểu rằng, giá trị thành viên i và f của Union có thể xung đột bởi vì giá trị cuối cùng được gán cho biến đã chiếm trong một vùng nhớ và đó là lý do bạn có thể sử dụng giá trị thành viên chuoi in ra kết quả tốt. Bây giờ hãy xem ví dụ dưới đây khi bạn tập trung vào một biến tại một thời điểm là mục đích chính cho việc sử dụng Union.

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
union QTM
{
   int i;
   float f;
   char  chuoi[50];
};
 
int main( )
{
   union QTM tenbien;        

   tenbien.i = 15;
   printf( "tenbien.i : %d\n", tenbien.i);
   
   tenbien.f = 25.67;
   printf( "tenbien.f : %f\n", tenbien.f);
   
   strcpy( tenbien.chuoi, "Hoc Lap trinh C tai QTM");
   printf( "tenbien.chuoi : %s\n", tenbien.chuoi);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Kết quả sau khi chạy chương trình C

Ở đây, tất cả các thành viên đều được in ra rất tốt bởi vì một thành viên được sử dụng ở một thời điểm.

Giả sử chương trình C của bạn bao gồm một số lượng biến TRUE/FALSE được nhóm trong một cấu trúc gọi là trangthai để kiểm tra xem hàng hóa sản xuất ra có đủ chiều rộng, chiều cao cho phép không, như sau:

struct
{
  unsigned int chieurong;
  unsigned int chieucao;
} trangthai;

Cấu trúc này yêu cầu 8 bytes bộ nhớ nhưng thực tế nó dự trữ 0 hoặc 1 byte mỗi biến. Ngôn ngữ lập trình C có một cách tối ưu bộ nhớ trong trường hợp này. Bạn đang sử dụng các biến bên trong cấu trúc sau đó bạn có thể định nghĩa độ lớn các biến, nó sẽ thông báo cho trình biên dịch C việc chỉ sử dụng số lượng byte này. Ví dụ, cấu trúc bên trên có thể được viết lại như sau:

struct
{
  unsigned int chieurong : 1;
  unsigned int chieucao : 1;
} trangthai;

Bây giờ cấu trúc trên sẽ yêu cầu 4 byte cho bộ nhớ cho biến trangthai nhưng chỉ 2 bit được sử dụng để lưu trữ giá trị. Bạn phải sử dụng đến 32 biến với độ dài 1 bit này, do đó cấu trúc này sẽ sử dụng 4 byte và khi bạn có 33 biến, nó sẽ cấp phát ví trị tiếp theo trong bộ nhớ và bắt đầu sử dụng 8 byte. Bây giờ chúng ta hãy kiểm tra ví dụ dưới đây để hiểu về định nghĩa này.

#include <stdio.h>
#include <string.h>

/* dinh nghia mot cau truc don gian */
struct
{
  unsigned int chieurong;
  unsigned int chieucao;
} trangthai1;

/* dinh nghia mot cau truc voi cac truong bit */
struct
{
  unsigned int chieurong : 1;
  unsigned int chieucao : 1;
} trangthai2;
 
int main( )
{
   printf( "Bo nho bi chiem giu boi trangthai1 la: %d\n", sizeof(trangthai1));
   printf( "Bo nho bi chiem giu boi trangthai2 la: %d\n", sizeof(trangthai2));
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Khai báo Trường Bit trong C

Khai báo một Trường Bit bên trong một cấu trúc có mẫu như sau:

struct
{
  kieu_du_lieu [ten_thanh_vien] : do_rong ;
};

Dưới đây là mô tả cho các phần tử biến trong một Trường Bit:

Phần tửMô tả
kieu_du_lieuMột kiểu integer có thể xác định cách Trường Bit được thông dịch. Kiểu này có thể là int, signed int, unsigned int
ten_thanh_vienTên của Trường Bit.
do_rong(là độ rộng) Số lượng bit có trong một trường. Độ dài phải nhỏ hơn hoặc bằng độ dài Trường Bit của một đối tượng cụ thể.

Một biến được định nghĩa với giá trị độ lớn được cho sẵn được gọi là Trường Bit. Một Trường Bit có thể lưu trữ nhiều hơn một bit đơn ví dụ bạn cần một biến để lưu trữ các giá trị từ 0 đến 7, sau đó bạn có thể định nghĩa Trường Bit với độ dài tối đa là 3 bit như sau:

struct
{
  unsigned int tuoi : 3;
} Tuoi;

Việc định nghĩa trên sẽ hướng dẫn trình biên dịch C là biến sẽ sử dụng 3 bit để dự trữ các giá trị, nếu bạn sử dụng nhiều hơn 3 bit nó sẽ không cho phép bạn làm thế. Bây giờ hãy thử ví dụ dưới đây:

#include <stdio.h>
#include <string.h>

struct
{
  unsigned int tuoi : 3;
} Tuoi;

int main( )
{
   Tuoi.tuoi = 3;
   printf( "Bo nho bi chiem giu boi Tuoi la Sizeof( Tuoi ) =  %d\n", sizeof(Tuoi) );
   printf( "Tuoi.tuoi : %d\n", Tuoi.tuoi );

   Tuoi.tuoi = 6;
   printf( "Tuoi.tuoi : %d\n", Tuoi.tuoi );

   Tuoi.tuoi = 7;
   printf( "Tuoi.tuoi : %d\n", Tuoi.tuoi );
   
   /* Bay gio chung ta thu in nhieu hon 3 bit */
   printf( "\n-----------------------\n");
   Tuoi.tuoi = 8;
   printf( "Tuoi.tuoi : %d\n", Tuoi.tuoi );
   Tuoi.tuoi = 9;
   printf( "Tuoi.tuoi : %d\n", Tuoi.tuoi );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Ngôn ngữ chương trình C cung cấp một từ khóa typedef, mà bạn có thể sử dụng để cung cấp kiểu cho một tên mới. Dưới đây là một ví dụ để định nghĩa một mục BYTE cho các số 1 byte (như unsigned char).

typedef unsigned char BYTE;

Sau khi định nghĩa kiểu này, định danh BYTE có thể được sử dụng như là tên viết tắt cho các kiểu unsigned char, ví dụ:

BYTE  b1, b2;

Theo quy ước, các chữ cái viết hoa được sử dụng cho những định nghĩa này để cho người sử dụng dễ ghi nhớ, nhưng bạn có thể sử dụng kiểu chữ thường như sau:

typedef unsigned char byte;

Bạn cũng có thể sử dụng typedef để cung cấp một tên cho người sử dụng kiểu dữ liệu đã được định nghĩa. Ví dụ, bạn có thể sử dụng typedef với cấu trúc để định nghĩa một kiểu dữ liệu mới và sau đó sử dụng kiểu dữ liệu đó để định nghĩa các biến cấu trúc một cách trực tiếp như sau:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
 
typedef struct Books
{
   char  tieude[50];
   char  tacgia[50];
   char  chude[100];
   int   id;
} Book;
 
int main( )
{
   Book book;
 
   strcpy( book.tieude, "Lap trinh C");
   strcpy( book.tacgia, "Pham Van At"); 
   strcpy( book.chude, "Ngon ngu lap trinh C");
   book.id = 1234567;
 
   printf( "Tieu de: %s\n", book.tieude);
   printf( "Tac gia: %s\n", book.tacgia);
   printf( "Chu de: %s\n", book.chude);
   printf( "ID: %d\n", book.id);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Chạy chương trình để xem kết quả

typedef vs #define trong C

#define là một directive trong C mà cũng được sử dụng để định nghĩa tên hiệu (viết tắt) cho các kiểu dữ liệu đa dạng tương tự như typedef nhưng có những điểm khác nhau sau:

typedef được giới hạn chỉ cung cấp các tên viết tắt cho các kiểu, trong khi đó #define có thể được sử dụng để định nghĩa tên hiệu cho cả các giá trị, như bạn có thể định nghĩa 1 là ONE,...

Sự phiên dịch typedef được thực hiện bởi bộ biên dịch, trong khi lệnh #define được xử lý bởi bộ tiền xử lý.

Sau đây là cách sử dụng đơn giản nhất của #define:

#include <stdio.h>
 
#define TRUE  1
#define FALSE 0
 
int main( )
{
   printf( "Gia tri TRUE tuong duong: %d\n", TRUE);
   printf( "Gia tri FALSE tuong duong: %d\n", FALSE);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Biên dịch và chạy chương trình C để xem kết quả

Khi chúng ta nói về Input nghĩa là chúng ta đang nói về dữ liệu đầu vào cho chương trình. Nó có thể được cung cấp từ dòng lệnh hoặc từ một file nào đó. Ngôn ngữ chương trình C cung cấp một tập hợp các hàm có sẵn để đọc các dữ liệu đầu vào đã nhập và cung cấp nó cho các chương trình theo yêu cầu.

Khi chúng ta nói về Output nghĩa là chúng ta đang nói về kết quả hiển thị trên màn hình, máy in hoặc bất kỳ file nào. Ngôn ngữ C cung cấp một tập hợp các hàm để xuất dữ liệu kết quả trên màn hình máy tính cũng như có thể lưu dữ liệu đó trong các file văn bản hoặc nhị phân.

Các File chuẩn trong C

Ngôn ngữ C đối xử tất cả các thiết bị như là các file. Vì thế các thiết bị như màn hình hiển thị được định vị theo cùng một cách như các file và theo đó có 3 file được tự động mở khi một chương trình thực hiện để cung cấp sự truy cập tới bàn phím và màn hình.

File chuẩnCon trỏ tới FileThiết bị

Đầu vào chuẩn

Standard input

stdinBàn phím

Đầu ra chuẩn

Standard output

stdoutMàn hình

Lỗi chuẩn

Standard error

stderrMàn hình của bạn

Con trỏ file có nghĩa là truy cập file đó cho mục đích đọc và ghi. Khu vực này sẽ giải thích cho bạn cách đọc giá trị từ màn hình và cách để in kết quả trên màn hình.

Hàm getchar() & putchar() trong C

Hàm int getchar(void) đọc ký tự có sẵn tiếp theo từ màn hình và trả về một số integer. Hàm này chỉ đọc một ký tự đơn tại một thời điểm. Bạn có thể sử dụng phương thức này trong vòng lặp trong trường hợp bạn muốn đọc nhiều hơn một ký tự từ màn hình.

Hàm int putchar(int c) đặt ký tự đã được truyền vào lên màn hình và trả về chính ký tự đó. Hàm này chỉ đặt một ký tự đơn một thời điểm. Bạn có thể sử dụng phương thức này trong vòng lặp trong trường hợp bạn muốn hiển thị nhiều hơn một ký tự trên màn hình. Kiểm tra ví dụ sau:

#include <stdio.h>
int main( )
{
   int c;

   printf( "Nhap mot gia tri: ");
   c = getchar( );

   printf( "\nGia tri ban da nhap la: ");
   putchar( c );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Khi đoạn code trên được biên dịch và được thực thi, nó đợi cho bạn nhập văn bản và nhấn ENTER thì chương trình xử lý và chỉ đọc một ký tự đơn rồi sau và xem kết quả:

Hàm gets() & puts() trong C

Hàm char *gets(char *s) đọc một dòng từ stdin trong bộ đệm được trỏ tới bởi s tới khi hoặc dòng lệnh mới kết thúc hoặc EOF.

Hàm int puts(const char *s) ghi chuỗi s và một dòng mới tới stdout.

#include <stdio.h>
int main( )
{
   char chuoi[100];

   printf( "Nhap mot gia tri: ");
   gets( chuoi );

   printf( "\nGia tri ban da nhap la: ");
   puts( chuoi );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Khi code trên được biên dịch và thực thi, nó đợi cho bạn nhập văn bản và nhấn ENTER, sau đó chương trình xử lý và đọc cả dòng và xem kết quả:

Hàm scanf() và printf() trong C

Hàm int scanf(const char *format,...) đọc đầu vào từ đầu vào tiêu chuẩn stdin và quét đầu vào đó theo format đã được cung cấp..

Hàm int printf(const char *format,...) ghi kết quả đầu ra tới đầu ra tiêu chuẩn stdout và xử lý đầu ra theo format đã cung cấp.

format có thể là chuỗi đơn giản, nhưng bạn có thể xác định %s, %d, %c, %f, … để in hoặc đọc chuỗi, số nguyên, ký tự hoặc số thực tương ứng. Có nhiều tùy chọn có sẵn mà có thể được sử dụng theo yêu cầu. Để biết thêm chi tiết về các hàm này, bạn có thể truy cập vào trang trợ giúp. Bây giờ chúng ta xử lý một ví dụ đơn giản sau:

#include <stdio.h>
int main( )
{
   char chuoi[100];
   int i;

   printf( "Nhap mot gia tri: ");
   scanf("%s %d", chuoi, &i);

   printf( "\nGia tri ban da nhap la: %s %d ", chuoi, i);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   return 0;
}

Khi đoạn code trên được biên dịch và thực thi, nó đợi cho bạn nhập văn bản và nhấn ENTER, sau đó chương trình xử lý và đọc đầu vào và xem kết quả:

Bạn nên ghi nhớ rằng scanf() mong đợi rằng đầu vào bạn nhập trong cùng một định dạng như bạn đã cung cấp: %s và %d, nghĩa là bạn phải cung cấp đầu vào hợp lệ như "string integer", nếu bạn cung cấp "string string" hoặc "integer integer" thì sau đó nó sẽ cho là đầu vào bạn nhập vào là sai. Điều thứ hai, trong khi đọc một chuỗi, hàm scanf() dừng đọc ngay sau khi nó gặp một khoảng trống, vì thế "this is test" là 3 chuỗi cho hàm scanf().

Chương trước đã giải thích về các thiết bị nhập – xuất tiêu chuẩn được xử lý bởi ngôn ngữ C. Ở chương này chúng ta sẽ thấy cách lập trình viên tạo, mở và đóng các file văn bản hoặc file nhị phân với các dữ liệu lưu trữ.

Một file biểu diễn một chuỗi các bytes, không kể đó là file văn bản hay file nhị phân. Ngôn ngữ lập trình C cung cấp các hàm truy cập mức độ cao cũng như thấp (mức hệ điều hành) để thao tác với file trên thiết bị lưu trữ. Chương này sẽ đưa bạn đến những cách gọi hàm quan trọng cho việc quản lý file.

Mở file trong C

Bạn có thể sử dụng hàm fopen() để tạo file mới hoặc để mở các file đã tồn tại. Cách gọi này sẽ khởi tạo đối tượng loại FILE, mà bao gồm thông tin cần thiết để điều khiển luồng. Dưới đây là một cách gọi hàm:

FILE *fopen( const char * ten_file, const char * che_do );

Ở đây, ten_file là một chuỗi, được coi như tên file và giá trị che_do truy cập có thể là những giá trị dưới đây:

ModeMô tả
rMở các file đã tồn tại với mục đích đọc
wMở các file với mục đích ghi. Nếu các file này chưa tồn tại thi file mới được tạo ra. Ở đây, chương trình bắt đầu ghi nội dung từ phần mở đầu của file
aMở file văn bản cho việc ghi ở chế độ ghi tiếp theo vào cuối, nếu nó chưa tồn tại thì file mới được tạo. Đây là chương trình ghi nội dung với phần cuối của file đã tồn tại.
r+Mở file văn bản với mục đích đọc và ghi.
w+Mở một file văn bản cho chế độ đọc và ghi. Nó làm trắng file đã tồn tại nếu file này có và tạo mới nếu file này chưa có.
a+Mở file đã tồn tại với mục đích đọc và ghi. Nó tạo file mới nếu không tồn tại. Việc đọc file sẽ bắt đầu đọc từ đầu nhưng ghi file sẽ chỉ ghi vào cuối file.

Nếu bạn thao tác với các file nhị phân, bạn có thể có các cách truy xuất thay cho các trường hợp trên như sau:

"rb", "wb", "ab", "rb+", "r+b", "wb+", "w+b", "ab+", "a+b"

Đóng file trong C

Để đóng 1 file bạn có thể sử dụng hàm fclose() dưới đây:

 int fclose( FILE *fp );

Hàm fclose( ) trả về giá trị zero nếu thành công hoặc EOF nếu có lỗi trong quá trình đóng file. Hàm này thực tế xóa các dữ liệu trong bộ đệm đối với file, đóng file và giải phóng bộ nhớ được sử dụng với file. EOF là một hằng số được định nghĩa trong phần stdio.h.

Có nhiều hàm đa dạng được cung cấp bởi thư viện chuẩn của ngôn ngữ C để đọc và ghi từng ký tự và trong một dạng với số lượng ký tự cố định. Chúng ta sẽ xem xét trong ví dụ sau đây:

Ghi tới một file trong C

Dưới đây là hàm đơn giản nhất để thực hiện việc ghi các ký tự riêng tới một luồng:

int fputc( int c, FILE *fp );

Hàm fputc() ghi các ký tự với giá trị tham số c đến một luồng ra tham chiếu bởi con trỏ fp. Nó sẽ trả về ký tự được ghi nếu thành công hoặc EOF nếu có lỗi. Bạn có thể sử dụng hàm sau đây để ghi một chuỗi kết thúc bằng ký tự null đến một luồng:

int fputs( const char *s, FILE *fp );

Hàm fputs() ghi chuỗi s đến một luồng ra tham chiếu bởi fp. Nó trả về một giá trị không âm nếu thành công và trả về ký tự EOF nếu xảy ra một lỗi. Bạn có thể sử dụng hàm int fprintf(FILE *fp,const char *format,...) để ghi một chuỗi ra file . Thử ví dụ dưới đây:

Bạn phải chắc chắn bạn có thư mục /tmp, nếu không có, bạn phải tạo thư mục này trên máy bạn.

#include <stdio.h>

main()
{
   FILE *fp;

   fp = fopen("vidu.txt", "w+");
   fprintf(fp, "Vi du kiem tra ham fprintf ...\n");
   fputs("Vi du kiem tra ham fputs ...\n", fp);
   fclose(fp);
}

Khi đoạn code trên được biên dịch và thực hiện, nó tạo file mới là vidu.txt và ghi vào đó 2 dòng của 2 hàm khác nhau. Cùng đọc file này ở phần tiếp theo.

Đọc file trong C

Dưới đây là hàm đơn giản nhất để đọc một ký tự riêng rẽ từ file:

int fgetc( FILE * fp );

Hàm fgetc() đọc một ký tự từ một file tham chiếu bởi con trở fp. Giá trị trả về là ký tự đọc được nếu thành công, và trong trường hợp lỗi trả về EOF. Hàm dưới đây cho phép bạn đọc chuỗi từ một luồng:

char *fgets( char *buf, int n, FILE *fp );

Hàm fgets() đọc n-1 ký tự từ một luồng vào tham chiếu bởi fp. Nó copy chuỗi đọc đến bộ đệm buf, gán ký tự null vào kết thúc chuỗi.

Nếu hàm gặp phải một ký tự newline (dòng mới) (xuống dòng) '\n' hoặc ký tự EOF trước khi đọc được số lượng tối đa các ký tự, nó sẽ chỉ trả về các ký tự cho đến ký tự xuống dòng và ký tự xuống dòng mới. Bạn có thể sử dụng hàm int fscanf(FILE *fp, const char *format,...) để đọc chuỗi từ một file, nhưng dừng việc đọc ở khoảng trắng đầu tiên gặp phải:

#include <stdio.h>

main()
{
   FILE *fp;
   char buff[255];

   fp = fopen("vidu.txt", "r");
   fscanf(fp, "%s", buff);
   printf("1 : %s\n", buff );

   fgets(buff, 255, (FILE*)fp);
   printf("2: %s\n", buff );
   
   fgets(buff, 255, (FILE*)fp);
   printf("3: %s\n", buff );
   fclose(fp);

}

Biên dịch và chạy chương trình C trên, đầu tiên nó đọc từ file được tạo từ khu vực trước và in ra kết quả sau đây:

Kết quả đọc file trong C

Cùng xem một chút chi tiết hơn về điều đã xảy ra tại đây. Đầu tiên fscanf() chỉ đọc This bởi vì sau đó nó gặp phải dấu cách, tiếp theo hàm fgets() trả về các dòng còn lại cho đến khi gặp ký tự cuối file. Cuối cùng nó gọi hàm fgets() để đọc hoàn toàn dòng thứ 2.

Hàm Nhập – Xuất nhị phân trong C

Dưới đây là hai hàm, có thể sử dụng cho việc input và output nhị phân:

size_t fread(void *ptr, size_t kich_co_cua_cac_phan_tu, 
             size_t so_phan_tu, FILE *ten_file);
              
size_t fwrite(const void *ptr, size_t kich_co_cua_cac_phan_tu, 
             size_t so_phan_tu, FILE *ten_file);

Cả 2 hàm trên được sử dụng để đọc và ghi các khối bộ nhớ, thường là các mảng hoặc cấu trúc.

Bộ tiền xử lý trong C ở đây không phải là một phần của bộ biên dịch, nhưng có những bước riêng rẽ trong quá trình biên dịch. Theo cách hiểu cơ bản nhất, bộ tiền xử lý trong ngôn ngữ C là các công cụ thay thế văn bản và hướng dẫn trình biên dịch không yêu cầu tiền xử lý trước khi được biên dịch. Chúng tôi hướng đến bộ tiền xử lý C như CPP.

Tất cả các lệnh tiền xử lý bắt đầu với ký thự #. Nó ít nhất không phải là ký tự trắng, để dễ dàng đọc. Dưới đây là danh sách các thẻ tiền xử lý quan trọng.

DirectiveMô tả
#defineThay thể cho bộ tiền xử lý macro
#includeChèn một header đặc biệt từ file khác
#undefKhông định nghĩa một macro tiền xử lý
#ifdefTrả về giá trị true nếu macro này được định nghĩa
#ifndefTrả về giá trị true nếu macro này không được định nghĩa
#ifKiểm tra nếu điều kiện biên dịch là đúng
#elsePhần thay thế cho #if
#elif#else một #if trong một lệnh
#endifKết thúc điều kiện tiền xử lý
#errorIn thông báo lỗi trên stderr
#pragmaThông báo các lệnh đặc biệt đến bộ biên dịch, sử dụng một phương thức được tiêu chuẩn hóa

Ví dụ bộ tiền xử lý trong C

Phân tích các ví dụ sau để hiểu các directive đa dạng.

#define DO_DAI_MANG_TOI_DA 20

Tiền xử lý này thông báo cho trình biên dịch C thay thế DO_DAI_MANG_TOI_DA với 20. Sử dụng #define cho các hằng số làm tăng khả năng đọc của chương trình.

#include <stdio.h>
#include "headercuatoi.h"

Tiền xử lý này thông báo cho trình biên dịch lấy thư viện stdio.h từ Thư viện hệ thống và thêm vào mã nguồn hiện tại. Dòng kế tiếp thông báo cho trình biên dịch lấy tệp headercuatoi.h từ thư mục máy tính và thêm nội dung và mã nguồn hiện tại.

#undef  KICH_CO_FILE
#define KICH_CO_FILE 42

Tiền xử lý này thông báo cho trình biên dịch vộ hiệu hóa biến KICH_CO_FILE và định nghĩa mới có giá trị 42.

#ifndef THONGDIEP
   #define THONGDIEP "Chao mung chang dep trai nhat nha!"
#endif

Điều này thông báo cho trình biên dịch ngôn ngữ C định nghĩa THONGDIEP nếu THONGDIEP không được định nghĩa.

#ifdef DEBUG
   /* tai day la phan lenh de debug cua ban */
#endif

Điều này thông báo cho tiền xử lý thao tác đoạn lệnh nếu DEBUG được định nghĩa.

Các Macro được định nghĩa trước trong C

ANSI C định nghĩa một số các macro. Mặc dù mỗi macro này có sẵn cho bạn sử dụng trong chương trình, bạn không nên chỉnh sửa một cách trực tiếp các macro được định nghĩa trước này.

MacroMô tả
__DATE__Ngày hiện tại, như là một hằng số ký tự, trong định dạng "MMM DD YYYY"
__TIME__Thời gian hiện tại, như là một hằng số ký tự, trong định dạng "HH:MM:SS"
__FILE__Nó chứa tên file hiện tại như là một hằng số chuỗi
__LINE__Nó chứa số dòng hiện tại như là một hằng số thập phân
__STDC__Được định nghĩa là 1 khi bộ biên dịch biên dịch với chuẩn ANSI

Bạn thử ví dụ sau:

#include <stdio.h>

main()
{
   printf("File :%s\n", __FILE__ );
   printf("Date :%s\n", __DATE__ );
   printf("Time :%s\n", __TIME__ );
   printf("Line :%d\n", __LINE__ );
   printf("ANSI :%d\n", __STDC__ );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

}

Khi chương trình C trên trong file Untitled4.cpp được biên dịch và thực hiện để xem kết quả:

Toán tử tiền xử lý trong C

Ngôn ngữ C cung cấp các toán tử sau giúp bạn tạo các macro:

Toán tử tiếp tục (\) của macro trong C

Một macro thường được bao gồm trong 1 dòng đơn. Toán tử tiếp tục của macro thường được sử dụng để tiếp tục một macro nếu có nhiều hơn một dòng. Ví dụ:

#define  thong_diep(a, b)  \
    printf(#a " va " #b ": nghia la Forever Alone!\n")

Dấu thăng (#) trong C

Toán tử stringize - dấu thăng ('#'), khi được sử dụng trong một định nghĩa macro, chuyển đổi một tham số macro thành một hằng số chuỗi. Toán tử này có thể sử dụng với macro để xác định một tham số cụ thể trong danh sách tham số. Ví dụ:

#include <stdio.h>

#define  thong_diep(a, b)  \
    printf(#a " va " #b ": nghia la Forever Alone!\n")

int main(void)
{
   thong_diep(F, A);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Toán tử Token Pasting (##) trong C

Toán tử token pasting (##) sử dụng trong một định nghĩa macro kết nối 2 tham số. Nó cho phép 2 token riêng biệt trong định nghĩa marco có thể kết hợp thành 1 token. Do đó nó còn được gọi là toán tử ghép. Ví dụ:

#include <stdio.h>

#define vidutoken(n) printf ("token" #n " = %d", token##n)

int main(void)
{
   int token1 = 123;
   
   vidutoken(1);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Nó xảy ra thế nào, bởi vì ví dụ này có kết quả là đầu ra thực sự từ bộ tiền xử lý:

printf ("token1 = %d", token1);

Ví dụ này chỉ ra sự móc nối của token##n trong token34 và ở đây chúng tôi đã sử dụng cả stringize và token-pasting.

Toán tử defined() trong C

Toán tử tiền xử lý defined được sử dụng với biểu thức hằng để xác định nếu một định danh được định nghĩa bởi #define. Nếu định danh đã xác định được định nghĩa, thì giá trị là true (khác 0). Nếu chưa được định nghĩa thì giá trị là false (zero). Toán tử được định nghĩa được xác định như sau:

#include <stdio.h>

#if !defined (THONGDIEP)
   #define THONGDIEP "Chao mung chang dep trai nhat nha!"
#endif

int main(void)
{
   printf("Dev-C++: %s\n", THONGDIEP); 
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n"); 
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Macro tham số trong C

Một trong những tính năng mạnh mẽ của CPP là khả năng bắt chước các hàm bởi sử dụng các macro tham số. Ví dụ, chúng ta có thể có một đoạn code để bình phương một số như sau:

int binhphuong(int x) {
   return x * x;
}

Chúng ta có thể viết lại code trên bởi sử dụng một macro như sau:

#define binhphuong(x) ((x) * (x))

Các macro với các tham số phải được định nghĩa bởi sử dụng #define trước khi chúng có thể được sử dụng. Danh sách tham số được bao quanh trong dấu ngoặc đơn và phải ngay lập tức theo tên macro. Các khoảng trống là không được phép ở giữa tên macro và các dấu ngoặc đơn mở. Ví dụ:

#include <stdio.h>

#define LONNHAT(x,y) ((x) > (y) ? (x) : (y))

int main(void)
{
   printf("Gia tri lon nhat giua 123 va 321 la %d\n", LONNHAT(123, 321)); 
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");  
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Một Header file là một file với định dạng .h chứa các khai báo hàm và định nghĩa marco và có thể được chia sẻ qua nhiều file nguồn. Có 2 loại Header file là: File mà lập trình viên viết ra và file đi kèm với trình biên dịch của bạn.

Bạn yêu cầu việc sử dụng Header file trong chương trình bởi việc thêm nó vào chương trình, với ký tự tiền xử lý #include như việc bạn thêm stdio.h vào phần Header file, nó sẽ đi kèm với trình biên dịch của bạn.

Việc bao gồm Header file tương đương với việc bạn sao chép nội dụng của Header file nhưng bạn không cần phải làm như thế, mà chỉ cần #include, code bạn sẽ gọn và đẹp hơn mà vẫn sử dụng được nội dung của Header file.

Trong thực tế chương trình C và C++ chúng ta lưu trữ hầu hết các hằng số, marco và biến toàn cục và các nguyên mẫu của hàm trong các Header file và include các file này khi bạn cần sử dụng.

Cú pháp include trong C

Cả Header file người dùng và hệ thống đều được include sử dụng chỉ dẫn tiền xử lý #include. Dưới đây là 2 dạng:

include <file>

Dạng này được sử dụng cho các file hệ thống. Nó sẽ tìm file với tên là file trong danh sách các thư mục của hệ thống.

include "file"

Dạng này được sử dụng cho những file trong chương trình của bạn. Nó sẽ tìm kiếm các file với tên file trong thư mục cùng chứa với file hiện tại.

Hoạt động Include

Chỉ dẫn #include làm việc bởi chỉ đạo trực tiếp bộ tiền xử lý trong ngôn ngữ C để quét các file nhất định để thêm vào file hiện tại trước khi bắt đầu với đoạn mã nguồn hiện tại. Ví dụ nếu bạn có một Header file là header.h như sau:

char *test (void);

và chương trình chính gọi program.c để sử dụng Header file, giống như:

int x;
#include "header.h"int main (void)
{
puts (test ());
}

và trình biên dịch sẽ thấy luồng token tương tự, khi chương trình program.c đọc như sau:

int x;
char *test (void);int main (void)
{
puts (test ());
}

Once-Only Header

Nếu Header file được include 2 lần, trình biên dịch sẽ báo lỗi và in ra kết quả lỗi. Cách tiêu chuẩn để tránh trường hợp này dùng biểu thức điều kiện như sau:

ifndef HEADER_FILE
#define HEADER_FILEthe entire header file file#endif

Trong trường hợp đã include rồi, chương trình trên sẽ không include lần 2 nữa.

Include với các điều kiện

Đôi khi bạn cần thiết phải chọn một trong số các header để include vào chương trình, bạn phải có tham số cấu hình của hệ điều hành để sử dụng. Bạn có thể thực hiện điều này với một dãy các điều kiện như sau:

if SYSTEM_1
# include "system_1.h"
#elif SYSTEM_2
# include "system_2.h"
#elif SYSTEM_3
...
#endif

Nhưng khi số điều kiện này là nhiều, nó trở lên tẻ nhạt, thay vào đó bộ tiền xử lý cung cấp khả năng sử dụng một macro cho tên Header. Điều này được gọi là Include có điều kiện. Thay vì viết một tên Header như là tham số trực tiếp của #include, một cách đơn giản bạn đặt một tên macro ở đó thay cho nó:

define SYSTEM_H "system_1.h"
...
#include SYSTEM_H

SYSTEM_H sẽ được mở rộng, và bộ tiền xử lý sẽ tìm kiếm system_1.h nếu #include đã được viết theo cách đó ban đầu. SYSTEM_H có thể được định nghĩa bởi file mà bạn tạo với tùy chọn -D.

Ép kiểu là cách để chuyển đổi một biến từ kiểu dữ liệu này sang kiểu dữ liệu khác. Ví dụ, khi bạn muốn lưu trữ một giá trị long cho một số số nguyên, bạn phải ép kiểu long thành int. Bạn có thể chuyển đổi giá trị từ một kiểu này sang một kiểu khác sử dụng toán tử ép kiểu như sau:

(ten-kieu) bieu_thuc

Xem xét ví dụ sau mà toán tử ép kiểu làm cho phép chia một biến nguyên được thực hiện như là một hoạt động dấu chấm động:

#include <stdio.h>

main()
{
   int sochia = 32, sobichia = 6;
   double kq;

   kq = (double) sochia / sobichia;
   printf("Gia tri cua kq la: %f\n", kq );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");  

}

Khi thực hiện đoạn code, kết quả sau đây được in ra, biến kết quả có kiểu double:

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Nên ghi nhớ rằng ở đây toán tử ép kiểu có quyền ưu tiên hơn phép chia, vì thế giá trị của sochia đầu tiên được biến đổi sang kiểu double và cuối cùng nó thực hiện chia bởi tính toán trong trường giá trị double.

Biến đổi kiểu có thể là được ẩn đi tức là được thực hiện tự động bởi bộ biên dịch, hoặc nó có thể được xác định một cách rõ ràng bởi sử dụng toán tử ép kiểu. Nó là tốt cho bạn nên sử dụng toán tử ép kiểu ở bất cứ đâu mà cần biến đổi kiểu.

Sự nâng cấp số nguyên trong C

Sự nâng cấp số nguyên là quá trình mà các giá trị của số nguyên nhỏ hơn int hoặc unsigned int chuyển đổi thành kiểu int hoặc unsigned int. Giả sử bạn có ví dụ về việc thêm một ký tự vào một số int:

#include <stdio.h>

main()
{
   int  i = 21;
   char c = 'c'; /* Gia tri ASCII la 99 */
   int tong;

   tong = i + c;
   printf("Gia tri cua tong la: %d\n", tong );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");  

}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Ở đây, giá trị của biến tong là 120 bởi vì trình biên dịch thực hiện sự nâng cấp số nguyên và chuyển đổi giá trị 'c' thành ACII trước khi thực hiện phép toán thêm.

Phép chuyển đổi số học thông thường

Phép chuyển đổi số học thông thường là cách ép kiểu giá trị của nó thành một kiểu thường dùng. Trình biên dịch đầu tiên sẽ thực hiện nâng cấp số nguyên, nó chuyển đổi từ thấp đến cao, dưới đây là thứ bậc:

Phép chuyển đổi số học thông thường

Phép chuyển đổi số học thông thường không được thực hiện cho các toán tử gán, cho các toán tử logic: && và ||. Chúng ta theo dõi ví dụ sau để hiểu khái niệm này:

#include <stdio.h>

main()
{
   int  i = 21;
   char c = 'c'; /* Gia tri ASCII la 99 */
   float tong;

   tong = i + c;
   printf("Gia tri cua tong la: %f\n", tong );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Ở đây, cách đơn giản để hiểu là đầu tiên giá trị c chuyển thành số nguyên, nhưng bởi vì giá trị cuối cùng là double, vì thế phép chuyển đổi số học thông thường áp dụng và bộ biên dịch biến đổi i và c thành kiểu float và lấy kết quả phép cộng chuyển sang kiểu float.

Các ngôn ngữ lập trình như ngôn ngữ C không cung cấp trực tiếp hỗ trợ việc xử lý lỗi nhưng bởi vì là ngôn ngữ chương trình hệ thống, nó cung cấp mức thấp nhất các dạng của giá trị trả về. Hầu hết các hàm của C và hàm trong Unix trả về giá trị 1 hoặc null trong bất kỳ trường hợp lỗi nào và thiết lập một mã lỗi errno cho biến toàn cục và chỉ dẫn có lỗi xảy ra trong quá trình gọi hàm. Bạn có thể tìm thấy nhiều mã lỗi khác nhau trong Header file có tên là <error.h>.

Vì thế một lập trình viên C có thể kiểm tra giá trị trả về và thực hiện hành động chính xác dựa vào giá trị trả về. Trong thực tế, lập trình viên nên thiết lập giá trị errno là 0 tại thời điểm khởi tạo chương trình. Một giá trị 0 thể hiện rằng không có lỗi trong chương trình.

Hàm perror() và strerror() và thông báo lỗi errno trong C

Ngôn ngữ chương trình C cung cấp các hàm perror() và strerror() có thể được sử dụng để hiển thị thông báo lỗi errno.

Hàm perror() hiển thị chuỗi mà bạn truyền cho nó, theo sau bởi dấu hai chấm, một khoẳng trắng và sau đó là đoạn văn bản mô tả giá trị lỗi hiện tại.

Hàm strerror() trả về con trỏ đến đoạn văn bản biểu diễn giá trị lỗi.

Cùng thử mô phỏng một điều kiện lỗi và thử mở một file không tồn tại. Tại đây tôi sử dụng cả hai hàm để chỉ ra cách sử dụng, nhưng bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều cách để in ra giá trị lỗi của bạn. Điểm quan trọng thứ 2 cần ghi nhớ là bạn nên sử dụng stderr để đưa ra tất cả các lỗi.

#include <stdio.h>
#include <errno.h> /* header file de su dung cac ham va hang can thiet*/
#include <string.h>

extern int errno ;

int main ()
{
   FILE * pf;
   int errnum;
   pf = fopen ("unexist.txt", "rb");
   if (pf == NULL)
   {
      errnum = errno;
      fprintf(stderr, "Gia tri cua errno la: %d\n", errno);
      perror("Error duoc in boi ham perror");
      fprintf(stderr, "Loi xuat hien khi mo file: %s\n", strerror( errnum ));
   }
   else
   {
      fclose (pf);
   }
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
   return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Lỗi chia cho số 0 trong C

Đây là một trong những lỗi rất phổ biến trong quá trình chia, bất cứ lập trình viên nào không kiểm tra điều kiện số bị chia là số 0 có thể gặp lỗi này trong quá trình thực hiện.

Đoạn code bên dưới sửa lỗi này bởi việc kiểm tra điều kiện nếu số bị chia là số 0 trước khi chia:

#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>

main()
{
   int sochia = 15;
   int sobichia = 0;
   int thuong;
 
   if( sobichia == 0){
      fprintf(stderr, "Ban dang thuc hien phep chia cho so 0!!! Ket thuc chuong trinh ...\n");
      exit(-1);
   }
   thuong = sochia / sobichia;
   fprintf(stderr, "Gia tri cua thuong la : %d\n", thuong );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   exit(0);
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:

Lỗi chia cho số 0 trong C

Trạng thái thoát chương trình trong C

Trong thực tế để thoát chương trình với giá trị EXIT_SUCCESS trong trường hợp chương trình thoát ra sau khi một hoạt động thành công. Ở đây EXIT_SUCCESS là một macro được định nghĩa là giá trị 0.

Nếu bạn có điều kiện lỗi trong chương trình của bạn, bạn nên thoát ra với một trạng thái trả về là EXIT_FAILURE được định nghĩa có giá trị là -1. Bây giờ viết chương trình trên như sau:

#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>

main()
{
   int sochia = 36;
   int sobichia = 6;
   int thuong;
 
   if( sobichia == 0){
      fprintf(stderr, "Ban dang thuc hien phep chia cho so 0!!! Ket thuc chuong trinh ...\n");
      exit(EXIT_FAILURE);
   }
   thuong = sochia / sobichia;
   fprintf(stderr, "Gia tri cua thuong la: %d\n", thuong );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");

   exit(EXIT_SUCCESS);
}

Đệ quy là quá trình lặp đi lặp lại một thành phần theo cùng một cách. Dưới đây là một ví dụ minh họa tổng quát:

void tenhamdequi()
{
   tenhamdequi(); /* goi chinh no */
}

int main()
{
   tenhamdequi();
}

Ngôn ngữ lập trình C hỗ trợ đệ quy, ví dụ, một hàm có thể gọi đến chính nó. Nhưng khi bạn sử dụng hàm đệ quy, lập trình viên cần phải cẩn thận định nghĩa điều kiện thoát khỏi hàm, phòng khi gặp phải vòng lặp vô hạn.

Hàm lặp đệ quy rất hữu dụng để giải quyết các vấn đề trong toán học như tính toán giai thừa, tạo dãy Fibonacci, …

Tính toán giai thừa trong C

Dưới đây là một ví dụ, có thể tính toán giai thừa của một số cho trước sử dụng hàm đệ quy:

#include <stdio.h>

int tinhgiaithua(unsigned int i)
{
   if(i <= 1)
   {
      return 1;
   }
   return i * tinhgiaithua(i - 1);
}
int  main()
{
    int i = 10;
    printf("Gia tri giai thua cua %d la %d\n", i, tinhgiaithua(i));
    
    printf("\n===========================\n");
    printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
    return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Dãy Fibonacci trong C

Dưới đây là một ví dụ khác, tạo ra dãy Fabonacci cho một số cho trước sử dụng hàm đệ quy:

#include <stdio.h>

int day_fibonaci(int i)
{
   if(i == 0)
   {
      return 0;
   }
   if(i == 1)
   {
      return 1;
   }
   return day_fibonaci(i-1) + day_fibonaci(i-2);
}

int  main()
{
    int i;
    for (i = 0; i < 10; i++)
    {
       printf("%d\t%n", day_fibonaci(i));
    }
    printf("\n===========================\n");
    printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
    return 0;
}

Biên dịch và thực thi chương trình C trên để xem kết quả:

Đôi khi trong một số trường hợp, bạn muốn có một hàm nhận các tham số thay cho các tham số đã được định nghĩa trước. Ngôn ngữ C cung cấp cho bạn giải pháp cho tình huống này và bạn được phép để định nghĩa một hàm mà chấp nhận các tham số hàm dựa vào các yêu cầu của bạn. Dưới đây là ví dụ cho việc định nghĩa các hàm như vậy:

int tenham(int, ... ) 
{
   .
   .
   .
}

int main()
{
   tenham(1, 2, 3);
   tenham(1, 2, 3, 4);
}

Bạn nên ghi nhớ rằng hàm tenham() có tham số cuối dạng tĩnh, ví dụ: ba dấu chấm (…) và tham số trước nó luôn luôn là int mà sẽ biểu diễn tổng số tham số biến được truyền. Để sử dụng tính năng này, bạn cần sử dụng Header file là stdarg.h mà cung cấp các hàm và macro để thực hiện tính năng này theo các bước:

Định nghĩa một hàm với tham số cuối ở dạng tĩnh và tham số đằng trước nó luôn luôn là int mà biểu diễn số các tham số.

Tạo một biến kiểu va_list trong định nghĩa hàm. Kiểu này được định nghĩa trong stdarg.h.

Sử dụng tham số int và macro là va_start để khởi tạo biến va_list tới một danh sách tham số. Macro va_start này được định nghĩa trong stdarg.h.

Sử dụng macro là va_arg và biến va_list để truy cập mỗi mục trong danh sách tham số.

Sử dụng một macro là va_end để xóa bộ nhớ được chỉ định tới biến va_list.

Bây giờ chúng ta theo các bước trên và viết một hàm đơn giản mà có thể nhận các tham số và trả lại giá trị trung bình của chúng:

#include <stdio.h>
#include <stdarg.h>

double giatriTB(int sothamso,...)
{

    va_list thamso;
    double tong = 0.0;
    int i;

    /* khoi tao thamso cho sothamso (la so tham so) */
    va_start(thamso, sothamso);

    /* truy cap tat ca tham so da duoc gan cho thamso */
    for (i = 0; i < sothamso; i++)
    {
       tong += va_arg(thamso, int);
    }
    /* xoa bo nho danh rieng cho thamso */
    va_end(thamso);

    return tong/sothamso;
}

int main()
{
   printf("Gia tri trung binh cua 7, 8, 9, 10  la: %f\n", giatriTB(4, 7,8,9,10));
   printf("Gia tri trung binh cua 11, 22, 33 la: %f\n", giatriTB(3, 11,22,33));
   
   printf("\n===========================\n");
    printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả như dưới đây. Bạn nên ghi nhớ rằng hàm giatriTB() được gọi hai lần và trong mỗi lần thì tham số đầu tiên biểu diễn tổng các tham số biến được truyền. Chỉ có các tham số tĩnh sẽ được sử dụng để truyền số các tham số.

Kết quả tham số biến trong C

Chương này sẽ giải thích về cách quản lý bộ nhớ động trong ngôn ngữ C. Ngôn ngữ lập trình C cung cấp vài hàm khác nhau cho việc cấp phát và quản lý bộ nhớ. Những hàm này có thể tìm thấy trong Header file là <stdlib.h>.

void *calloc(int tongkichco, int kichco);

Hàm này cấp phát một mảng các phần tử có tổng kích thước là tongkichco mà kích cỡ của mỗi phần tử được tính bằng byte sẽ là kichco.

void free(void *diachi);

Hàm này giải phóng một khối bộ nhớ được xác định bởi diachi.

void *malloc(int tongkichco);

Hàm này cấp phát bộ nhớ động với kích thước tongkichco.

void *realloc(void *diachi, int kichco_moi);

Hàm này để thay đổi kích cỡ bộ nhớ đã cấp phát thành kích cỡ mới kichco_moi.

Cấp phát bộ nhớ động trong C

Khi bạn lập trình, bạn phải nhận thức về độ lớn của một mảng, sau đó nó là dễ dàng cho việc định nghĩa mảng. Ví dụ, bạn lưu trữ một tên của người bất kỳ nào, nó có thể lên tới tối đa 100 ký tự vì thế bạn có thể định nghĩa như sau:

char ten_mang[100];

Bây giờ hãy xem xét trường hợp bạn không có một ý tưởng nào về độ lớn của mảng bạn dự định lưu trữ, ví dụ bạn muốn lưu trữ một miêu tả chi tiết về một chủ đề. Tại đây bạn cần định nghĩa một con trỏ tới ký tự mà không định nghĩa bao nhiêu bộ nhớ được yêu cầu và sau đó dựa vào yêu cầu chúng ta sẽ cấp phát bộ nhớ như ví dụ dưới đây:

#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>
#include <string.h>

int main()
{
   char tennhanvien[100];
   char *mieuta;

   strcpy(tennhanvien, "Tran Minh Chinh");

   /* Cap phat bo nho dong */
   mieuta = (char *) malloc(200);
   if( mieuta == NULL )
   {
      fprintf(stderr, "Error - khong the cap phat bo nho theo yeu cau\n");
   }
   else
   {
      strcpy( mieuta, "Chinh la nhan vien IT co nang luc chem gio tot!!!");
   }
   printf("Ten nhan vien la: %s\n", tennhanvien );
   printf("Mieu ta: %s\n", mieuta );
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả:

Chương trình như trên có thể được viết bởi sử dụng calloc(), thay cho malloc như sau:

mieuta = (char*)calloc(200, sizeof(char));

Như thế là bạn đã hoàn toàn điều khiển việc cấp phát bộ nhớ và bạn có thể truyền bất cứ giá trị kích cỡ nào trong khi cấp phát bộ nhớ, không giống như mảng có độ dài cố định không thể thay đổi được.

Thay đổi và giải phóng bộ nhớ trong C

Khi chương trình của bạn kết thúc, hệ điều hành sẽ tự động giải phóng bộ nhớ cấp phát cho chương trình, nhưng trong thực tế khi bạn không cần bộ nhớ nữa, bạn nên giải phóng bộ nhớ bằng cách sử dụng hàm free().

Một cách khác, bạn có thể tăng hoặc giảm cỡ của khối bộ nhớ đã cấp phát bằng cách gọi hàm realloc(). Hãy kiểm tra chương trình trên lại một lần và sử dụng hàm realloc() và free():

#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>
#include <string.h>

int main()
{
   char tennhanvien[100];
   char *mieuta;

   strcpy(tennhanvien, "Tran Minh Chinh");

   /* Cap phat bo nho dong */
   mieuta = (char *) malloc(100);
   if( mieuta == NULL )
   {
      fprintf(stderr, "Error - khong the cap phat bo nho theo yeu cau\n");
   }
   else
   {
      strcpy( mieuta, "Chinh la nhan vien IT co nang luc chem gio tot!!!");
   }
   /* Gia su ban muon luu tru mot mieuta nho hon */
   mieuta = (char*)calloc(50, sizeof(char));
   if( mieuta == NULL )
   {
      fprintf(stderr, "Error - khong the cap phat bo nho theo yeu cau\n");
   }
   else
   {
      strcat( mieuta, "Anh ta rat gioi!!!");
   }
   
   printf("Ten nhan vien: %s\n", tennhanvien );
   printf("Mieu ta: %s\n", mieuta );

   /* giai phong bo nho voi ham free() */
   free(mieuta);
   
   printf("\n===========================\n");
   printf("QTM chuc cac ban hoc tot! \n");
}

Biên dịch và chạy chương trình C trên để xem kết quả:

Bạn có thể thử ví dụ trên mà không sử dụng việc cấp phát thêm và hàm strcat() sẽ thông báo lỗi do không đủ bộ nhớ cấp phát.

Chương này chỉ thực sự có ý nghĩa với bạn nếu bạn đang sử dụng command promt để biên dịch chương trình. Nó là có thể để truyền các giá trị từ dòng lệnh – command line cho chương trình C khi nó được thực hiện. Những giá trị này được gọi là Tham số dòng lệnh - command line argument và nhiều khi rất quan trọng cho chương trình của bạn khi bạn điều khiển chương trình của bạn bên ngoài thay vì mã hóa thô những giá trị bên trong đoạn code.

Các tham số dòng lệnh được xử lý bởi sử dụng các tham số hàm main(), với argc hướng đến số lượng tham số bạn truyền và argv[] là mảng con trỏ hướng đến bất kì tham số nào cung cấp cho chương trình đó. Dưới đây là ví dụ kiểm tra nếu có bất kỳ tham số được cung cấp từ dòng lệnh và thực hiện các hành động tương ứng:

#include <stdio.h>

int main( int argc, char *argv[] )  
{
   if( argc == 2 )
   {
      printf("Tham so duoc cung cap la: %s\n", argv[1]);
   }
   else if( argc > 2 )
   {
      printf("Qua nhieu tham so duoc cung cap.\n");
   }
   else
   {
      printf("Ban nen cung cap mot tham so.\n");
   }
}

Khi đoạn code trên được biên dịch và thực thi với 1 tham số, nó sẽ in ra kết quả sau:

$./a.out thamso1
Tham so duoc cung cap la: thamso1

Khi bạn truyền 2 tham số cho đoạn code trên nó sẽ in ra kết quả sau đây:

$./a.out thamso1 thamso2
Qua nhieu tham so duoc cung cap.

Khi đoạn code trên được thực hiện và thực thi với không có tham số nào được truyền vào, nó sẽ in ra kết quả dưới đây:

$./a.out
Ban nen cung cap mot tham so.

Chú ý rằng argv[0] giữ giá trị tên của chính chương trình và argv[1] là một con trỏ đến tham số dòng lệnh đầu tiên đã cung cấp, argv[n] là tham số cuối. Nếu không có tham số nào được cung cấp, argc sẽ là 1, nếu bạn truyền 1 tham số thì sau đó argc có giá trị 2.

Bạn truyền tất cả tham số dòng lệnh riêng rẽ nhau bởi khoảng trắng, những nếu các tham số tự nó có một khoảng trắng thì bạn có thể truyền các tham số này bởi đặt chúng trong dấu trích dẫn kép ("") hoặc trích dẫn đơn (''). Bây giờ chúng ta viết lại chương trình trên khi bạn in ra tên chương trình và truyền các tham số dòng lệnh đặt bên trong dấu trích dẫn kép ("").

#include <stdio.h>

int main( int argc, char *argv[] )  
{
   printf("Ten chuong trinh la: %s\n", argv[0]);
 
   if( argc == 2 )
   {
      printf("Tham so duoc cung cap la: %s\n", argv[1]);
   }
   else if( argc > 2 )
   {
      printf("Qua nhieu tham so duoc cung cap.\n");
   }
   else
   {
      printf("Ban nen cung cap mot tham so.\n");
   }
}

Khi đoạn code trên được biên dịch và thực hiện với một tham số đơn riêng rẽ bởi dấu cách bên trong dấu trích dẫn kép, kết quả sau đây được in ra:

$./a.out "thamso1 thamso2"

Ten chuong trinh la: ./a.out
Tham so duoc cung cap la: thamso1 thamso2



Đăng nhận xét

0 Nhận xét