Toán tử là một biểu tượng mà nói với trình biên dịch thực hiện một phép toán học nhất định hoặc thao tác hợp lý.
Ngôn ngữ C có sẵn rất nhiều toán tử và cung cấp các kiểu toán tử sau đây:
- Toán tử số học
- Toán tử quan hệ
- Toán tử logic
- Toán tử so sánh bit
- Toán tử gán
- Toán tử hỗn hợp
Bài hướng dẫn sẽ giải thích toán tử số học, quan hệ, logic, so sánh bit, gán và các toán tử khác, từng loại một.
Toán tử số học trong C
Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20:
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
+ | Thêm hai toán hạng | A + B sẽ cho kết quả là 30 |
- | Trừ giá trị toán hạng hai từ toán hạng đầu | A - B sẽ cho kết quả là -10 |
* | Nhân hai toán hạng | A * B sẽ cho kết quả là 200 |
/ | Chia lấy phần nguyên hai toán hạng | B / A sẽ cho kết quả là 2 |
% | Chia lấy phần dư | B % A sẽ cho kết quả là 0 |
++ | Lượng gia giá trị toán hạng thêm 1 đơn vị | A++ sẽ cho kết quả là 11 |
-- | Lượng giảm giá trị toán hạng một đơn vị | A-- sẽ cho kết quả là 9 |
Toán tử quan hệ
Bảng dưới đây chỉ ra tất cả các toán tử quan hệ được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử rằng biến A có giá trị 10 và biến B có giá trị 20, ta có:
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
== | Kiểm tra nếu 2 toán hạng bằng nhau hay không. Nếu bằng thì điều kiện là true. | (A == B) là không đúng. |
!= | Kiểm tra 2 toán hạng có giá trị khác nhau hay không. Nếu không bằng thì điều kiện là true. | (A != B) là true. |
> | Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu lớn hơn thì điều kiện là true. | (A > B) là không đúng. |
< | Kiểm tra nếu toán hạng bên trái nhỏ hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu nhỏ hơn thì là true. | (A < B) là true. |
>= | Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true. | (A >= B) là không đúng. |
<= | Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng bên phải hay không. Nếu đúng là true. | (A <= B) là true. |
Toán tử logic
Bảng dưới đây chỉ rõ tất cả các toán tử logic được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C. Giả sử biến A có giá trị 1 và biến B có giá trị 0:
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
&& | Được gọi là toán tử logic AND (và). Nếu cả hai toán tử đều có giá trị khác 0 thì điều kiện trở lên true. | (A && B) là false. |
|| | Được gọi là toán tử logic OR (hoặc). Nếu một trong hai toán tử khác 0, thì điều kiện là true. | (A || B) là true. |
! | Được gọi là toán tử NOT (phủ định). Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false. | !(A && B) là true. |
Toán tử so sánh bit
Toán tử so sánh bit làm việc trên đơn vị bit, tính toán biểu thức so sánh từng bit. Bảng dưới đây về &, |, và ^ như sau:
p | q | p & q | p | q | p ^ q |
---|---|---|---|---|
0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
1 | 1 | 1 | 1 | 0 |
1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
Giả sử nếu A = 60; và B = 13; thì bây giờ trong định dạng nhị phân chúng sẽ là như sau:
A = 0011 1100
B = 0000 1101
A&B = 0000 1100
A|B = 0011 1101
A^B = 0011 0001
~A = 1100 0011
Các toán tử so sánh bit được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C được liệt kê trong bảng dưới đây. Giá sử ta có biến A có giá tri 60 và biến B có giá trị 13, ta có:
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
& | Toán tử AND (và) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong cả hai toán hạng. | (A & B) sẽ cho kết quả là 12, tức là 0000 1100 |
| | Toán tử OR (hoặc) nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong một hoặc hai toán hạng. | (A | B) sẽ cho kết quả là 61, tức là 0011 1101 |
^ | Toán tử XOR nhị phân sao chép bit mà nó chỉ tồn tại trong một toán hạng mà không phải cả hai. | (A ^ B) sẽ cho kết quả là 49, tức là 0011 0001 |
~ | Toán tử đảo bit (đảo bit 1 thành bit 0 và ngược lại). | (~A ) sẽ cho kết quả là -61, tức là 1100 0011. |
<< | Toán tử dịch trái. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang trái bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. | A << 2 sẽ cho kết quả 240, tức là 1111 0000 (dịch sang trái hai bit) |
>> | Toán tử dịch phải. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang phải bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. | A >> 2 sẽ cho kết quả là 15, tức là 0000 1111 (dịch sang phải hai bit) |
Toán tử gán
Đây là những toán tử gán được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C:
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
= | Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán hạng trái. | C = A + B sẽ gán giá trị của A + B vào trong C |
+= | Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó cho toán hạng trái. | C += A tương đương với C = C + A |
-= | Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C -= A tương đương với C = C - A |
*= | Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C *= A tương đương với C = C * A |
/= | Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C /= A tương đương với C = C / A |
%= | Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán cho toán hạng trái. | C %= A tương đương với C = C % A |
<<= | Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. | C <<= 2 tương đương với C = C << 2 |
>>= | Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. | C >>= 2 tương đương với C = C >> 2 |
&= | Phép AND bit | C &= 2 tương đương với C = C & 2 |
^= | Phép OR loại trừ bit | C ^= 2 tương đương với C = C ^ 2 |
|= | Phép OR bit. | C |= 2 tương đương với C = C | 2 |
Các toán tử hỗn hợp ↦ sizeof & ternary
Có một số toán tử hỗn hợp quan trọng là sizeof và ? : được hỗ trợ bởi ngôn ngữ C.
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ |
---|---|---|
sizeof() | Trả lại kích cỡ của một biến | sizeof(a), với a là integer, thì sẽ trả lại kết quả là 4. |
& | Trả lại địa chỉ của một biến. | &a; sẽ cho địa chỉ thực sự của biến a. |
* | Trỏ tới một biến. | *a; sẽ trỏ tới biến a. |
? : | Biểu thức điều kiện | Nếu điều kiện là true ? thì giá trị X : Nếu không thì giá trị Y |
Thứ tự ưu tiên toán tử trong C
Thứ tự ưu tiên toán tử trong C xác định cách biểu thức được tính toán. Ví dụ, toán tử nhân có quyền ưu tiên hơn toán tử cộng, và nó được thực hiện trước.
Ví dụ, x = 7 + 3 * 2; ở đây, x được gán giá trị 13, chứ không phải 20 bởi vì toán tử * có quyền ưu tiên cao hơn toán tử +, vì thế đầu tiên nó thực hiện phép nhân 3 * 2 và sau đó thêm với 7.
Bảng dưới đây liệt kê thứ tự ưu tiên của các toán tử. Các toán tử với quyền ưu tiên cao nhất xuất hiện trên cùng của bảng, và các toán tử có quyền ưu tiên thấp nhất thì ở bên dưới cùng của bảng. Trong một biểu thức, các toán tử có quyền ưu tiên cao nhất được tính toán đầu tiên.
Loại | Toán tử | Thứ tự ưu tiên |
---|---|---|
Postfix | () [] -> . ++ - - | Trái sang phải |
Unary | + - ! ~ ++ - - (type)* & sizeof | Phải sang trái |
Tính nhân | * / % | Trái sang phải |
Tính cộng | + - | Trái sang phải |
Dịch chuyển | << >> | Trái sang phải |
Quan hệ | < <= > >= | Trái sang phải |
Cân bằng | == != | Trái sang phải |
Phép AND bit | & | Trái sang phải |
Phép XOR bit | ^ | Trái sang phải |
Phép OR bit | | | Trái sang phải |
Phép AND logic | && | Trái sang phải |
Phép OR logic | || | Trái sang phải |
Điều kiện | ?: | Phải sang trái |
Gán | = += -= *= /= %=>>= <<= &= ^= |= | Phải sang trái |
Dấu phảy | , | Trái sang phải |
Ví dụ
Bạn xem xét ví dụ sau để hiểu về thứ tự ưu tiên các toán tử trong ngôn ngữ C:
#include <stdio.h>
main()
{
int a = 35;
int b = 14;
int c = 5;
int d = 6;
int e;
e = (a + b) * c / d;
printf("Gia tri cua bieu thuc (a + b) * c / d la: %d\n", e );
e = ((a + b) * c) / d;
printf("Gia tri cua bieu thuc ((a + b) * c) / d la: %d\n" , e );
e = (a + b) * (c / d);
printf("Gia tri cua bieu thuc (a + b) * (c / d) la: %d\n", e );
e = a + (b * c) / d;
printf("Gia tri cua bieu thuc a + (b * c) / d la: %d\n" , e );
printf("===========================\n");
printf("Hoclaptrinh chuc cac ban hoc tot! \n");
return 0;
}
Biên dịch và thực thi chương trình C trên sẽ cho kết quả sau:
0 Nhận xét