Ticker

6/recent/ticker-posts

In Flexo là gì? Công nghệ In Flexo, đặc điểm và ứng dụng thực tiễn

In Flexo là gì? Đặc điểm và ứng dụng và quy trình in của công nghệ In Flexo trong thực tế in ấn như thế nào? Trong bài viết này Tự Học Đồ Hoạ sẽ cùng các bạn đi giải đáp tất cả các câu hỏi đó một cách thấu đáo nhất. 

1. Công nghệ In Flexo là gì?

Công nghệ in In Flexo ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù với sự ra đời của vô số các công nghệ in mới. Tuy nhiên In Flexo vẫn giữ được vị thế của mình trong lĩnh vực in ấn nhờ những ưu điểm nổi trội mà các công nghệ khác không có được.

1.1 In Flexo là gì?

In Flexo là một công nghệ in nổi trực tiếp lên bề mặt vật liệu. Flexo có nguôn gốc từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Các khuôn in được làm bằng nhựa polime, hoặc các tấm cao su bằng phương pháp quang hoá. Các phần tử hình ảnh hoặc văn bản sau khi in sẽ nổi lên và nằm cao hơn bề mặt vật liệu.

In Flexo được ứng dụng rộng rãi giúp tạo ra nhiều sản phẩm đẹp ấn tượng và khác biệt. Công nghệ in này được sử dụng nhiều trong  việc in decal, tem, nhãn, bao bì hoặc thùng carton. Trong lĩnh vực In Ấn nói chung, đây là công nghệ thuộc top 5 công nghệ in phổ biến nhất hiện nay.

1.2 Nguyên lý In Flexo

Nguyên lý của kỹ thuật In Flexo hoạt động trên nguyên lý chuyển động và ép mực của trục anilox. Trục anilox được thiết kế đặc biệt với bề mặt khắc lõm, đồng thời chúng có nhiều ô nhỏ (giếng mực). Khi trục quay, một phần trục sẽ nhúng vào mực in, mực đong lại ở các ô trục. Sau đó một dao nhỏ sẽ làm nhiệm vụ gạt những phần mực thừa về máng mực. Phần mực còn lại từ các ô này cấp cho các khuôn in.

Khuôn in của hệ thống in Flexo được làm từ vật liệu Photopolymer hoặc cao su. Những tấm khuôn in này được tạo ra (Chế bản) bằng phương pháp quang hoá. Đôi khi người ta cũng tạo các khuôn in bằng phương pháp khắc laser hoặc CTP trực tiếp. Sau khi nhận mực từ ống anilox các khuôn in sẽ ép chặt mực lên các bề mặt bản in. Chính vì điều này các các hình ảnh, hoặc văn bản được in nổi trên bề mặt vật liệu.

Công nghệ in flexo

1.3 Ưu nhược điểm của công nghệ in Flexo là gì?

Bất cứ công nghệ in nào cũng vậy, chúng đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Điều quan trọng là công nghệ nào phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn nhất.

Ưu điểm của in Flexo là gì

Kỹ thuật in flexo được đánh giá là có tốc độ in nhanh, mực in rất nhanh khô, vì vậy thích hợp cho in hàng loạt. Với cơ cầu trục quay, các khuôn in làm bằng vật liệu dẻo; vì vậy nó có thể in được trên nhiều chất liệu. Từ những vật liệu nhẵn như kính, gấy, kim loại, cho đến những vật liệu mềm dễ hấp thụ đều cho ra chất lượng in tốt.

In flexo cho phép in 2 mặt của vật liệu. Đồng thời nhờ việc khô mực gần như ngay lập tức; vì vậy người ta có thể tiến hành in cuộn với các vật liệu decal hay bạt. Điều này giúp quá trình in được tối ưu và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Nhược điểm của in Flexo

Nhược điểm lớn nhất của in Flexo đó là chất lượng ảnh không thực sự tốt. Hình ảnh có nhiều noise (các điểm ảnh), độ sắc nét của ảnh cũng không cao; thường xuất hiện hiện tượng nhoè mực.

Mực in của các ống anilox khi in sang giấy thường bị lem màu. Trên sản phẩm in xuất hiện nhiều đốm mực sai màu do việc cung cấp mực và lấy mực từ khay không đều đặn. Đôi khi việc tồn tại các hạt mực khác màu trên bản in là do việc mực bị làm khô trong quá trình in tạo thành các hạt li ti

Nét chữ hoặc các đường mảnh trên bản in thường bị nhoè, và to hơn bình thường. Nguyên nhân là do việc các dao gạt mực hoạt động không thực sự hiệu quả.

Công nghệ in Flexo chỉ thích hợp với việc in số lượng lớn. Có nghĩa là với 1 bản in phải được sử dụng để in thành rất nhiều bản. Nguyên nhân là do việc chế tạo bản in rất mất thời gian và công sức.

2. Hệ thống máy in Flexo

Không giống như các hệ thống máy in kỹ thuật số chỉ cần cơ cấu phun và bo mạch điều khiển. Hệ thống máy in Flexo tương đối phức tạp gồm rất nhiều cấu kiện cơ khí. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua 1 chút về cầu tạo của hệ thống máy in flexo nhé.

Trục cấp mực máy in:

Trục cấp mực máy In Flexo là gì? Trục cấp mực còn được gọi là trục cấp mực, hay trục mực. Đây là các trục quay dài, 1 phần của trục ngập trong máng mực. Khi trục cấp mực quay chúng sẽ lấy mực từ máng truyền qua trục anilox. Trục cấp mực thường được làm từ kim loại không gỉ

Trục anilox của máy in flexo:

Như đã chia sẻ ở trên, trục anlox là một trục kim loại lõm, được đục vô số các lỗ nhỏ. Các lỗ trên trục anlox còn được gọi là lỗ mực hay giếng mực. Khi máy in hoạt động trục anlox sẽ tiếp xúc với trục cấp mực. Lúc này trục anlox sẽ lấy mực và chứa trong lỗ mực.

Dao gạt mực (doctor blade):

Dao gạt mục được thiết kế với mục đích loại bỏ phần mực thừa trên trục anilox. Khi trục anilox lấy mực, phần mực dính bên ngoài các lỗ mực cần được loại bỏ. Việc này nhằm mục đích hạn chế các bản in bị nhoè. Các dao gạt mực có thể dễ dàng thay thế. chúng được làm từ kim loại mỏng hoặc làm bằng nhựa polime.

Trục gắn khuôn in:

Trục gắn khuôn in là một bộ phận đặc biệt. Các trục gắn khuôn được làm bằng cao su. Người ta sẽ cố định các khuôn in lên trục bằng keo dán, hoặc chốt khoá đặc biệt

Khuôn in trong máy in flexo:

Khuôn in của máy in flexo được làm bằng cao su hoặc nhựa photopolymer. Các khuôn in này được chế tạo bằng phương pháp khắc laser, ctp, hay phương pháp quang hoá. Mỗi một khuôn in được chế tạo với độ dày, mỏng, hay mềm dẻo hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào vật liệu mà khách hàng muốn in.

Trục ép mực in flexo:

Trục ép áp lực là một trục được làm bằng vật liệu cao su với khả năng đàn hồi tốt. Nó có tác dụng ép chặt bề mặt vật liệu vào  khuôn in để chuyển mực từ khuôn in sang bề mặt cần in.

Nguyên lý In Flexo

3. Quy trình chế bản in flexo

Quy trình in và chế bản của in flexo tương tự như quy trình In Offset. Chúng đều có các công đoạn xử lý file in, chế bản, outfilm… tuy nhiên với in flexo chúng có những công đoạn rất khác.

3.1 quy trình in flexo

Quy trình in Flexo gồm 5 bước cơ bản bao gồm: thiết kế bản in; outfilm; phơi khuôn in; in; và gia công sau in.

Bước 1: Thiết kế chế bản in flexo.

Thiết kế chế bản in flexo là công việc được thực hiện trên máy tính. Khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, những người làm thiết kế đồ hoạ sẽ thiết kế các bản in. Sau đó khách hàng sẽ duyệt bản thiết kế và đưa ra yêu cầu chỉnh sửa. Người ta sẽ sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng để thiết kế ví dụ: Illustrator hay coreldraw (thiết kế vector); photoshop (thiết kế hình ảnh, hay chỉnh sửa hình ảnh); Indesign (thiết kế dàn trang).

Khi thiết kế xử lý file in, người ta sẽ đưa các bản thiết kế từ các hệ màu khác nhau thành hệ màu CMYK. Việc này giúp quá trình outfilm trở nên dễ dàng hơn. Sau khi tiến hành xử lý file in người ta sẽ xuất file ở định dạng PDF hoặc TIF tuỳ và phần mềm kết nối.

Bước 2: Outfilm trong in flexo là gì.

Outfilm hay còn gọi là output film. Đây là quá trình xử lý tách màu người ta sử dụng công nghệ CTF. Từ dữ liệu hình ảnh ở hệ màu cmyk ban đầu, phần mềm sẽ tách chúng thành các file film riêng biệt. Mỗi film đại diện cho một mã màu bao gồm: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black). Lưu ý rằng mỗi film đại diện cho một mã màu, chứ không phải mỗi film chứ một màu. Các file film đều có màu đen trắng đặc trưng

Bước 3: Phơi khuôn in trong in flexo.

Phơi khuôn in là quá trình quang hoá các tấm kẽm. Nhiều người khi mới nghe tới khái niệm phơi kẽm nghĩ rằng đó là quá trình phơi khôi. Các tấm film có được sau quá trình outfilm sẽ được dán lên các tấm kẽm. Sau đó người ta đưa các tấm kẽm này vào máy phơi kẽm. Lúc này các phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dưới tác động quang hoá. Phần không in sẽ được giữ lại do ánh sáng không xuyên qua được film.

Với các dây truyền hiện dại quá trình phơi kẽm này đã được thay thế bằng công nghệ CTP. Tức là người ta sẽ sử dụng máy tính ghi trực tiếp hình ảnh lên các bản kẽm

Bước 4: Tiến hành in flexo.

Sau khi đã chuẩn bị xong các khuôn in, người ta sẽ tiến hành in thử để kiểm tra lại một lần nữa. Sau quá trình kiểm tra hoàn tất người ta bắt đầu in hàng loạt. Vật liệu in sẽ được cuộn vào máy khuôn in sẽ lấy mực và được ép chặt vào vật liệu in. Sau khi mực in dính vào vật liệu sẽ khô gần như ngay lập tức. Một tời cuộn với các con lăn sẽ cuộn thành phẩm ra ngoài.

Bước 4: Gia công sau in.

Sau khi đã hoàn tất quá trình in, người ta sẽ gia công xử lý thành phẩm. Công đoạn này có thể được thực hiện hoặc không phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu Bế sau in, cán mờ hoặc sơn phủ…

Các bước in flexo

3.2 Các lỗi thường gặp trong quá trình in flexo

Trong quá trình in flexo người ta thường xuyên gặp phải rất nhiều lỗi. Đây cũng là điểm yếu của công nghệ in, vậy nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình In Flexo là gì?

Nhoè mực: Trong quá trình in các khuôn in ép mực lên bề mặt vật liệu. Lúc này nếu lực ép quá mạnh thì mực sẽ bị nhoè, nếu quá nhẹ bản in sẽ mờ. Đôi khi việc nhoè nét còn do mực in dính nước chưa kịp khô, nó vai chạm với các cơ cấu khác làm nhoè mực.

Có vệt màu, hoặc đốm mực: Đốm mực xuất hiện khi mực in không đảm bảo chất lượng, hoặc trục cấm mực cung cấp không đều. Đôi khi việc xuất hiện đốm mực do dao gạt mực không làm sạch anilox

Dính mực in: Dính mực in là hiện tượng xuất hiện khi nhiệt độ in bị thay đổi đột ngột. Các phần tử mực lúc này bị khô, vón đột ngột gây ra dính mực.

Mực in có bọt khí: Sản phẩm in ra xuất hiện các bọt khí li ti, đây là do nam thăng máy và hệ thống bơm mực hoạt đột không tốt. Các giếng mực lấy mực từ trục mực không đều.

4. Kết luận.

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm In Flexo là gì? Đặc điểm của in Flexo, quy trình in  và ứng dụng của công nghệ In Flexo trong thực tế in ấn. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công nghệ in này.

Tự Học Đồ hoạ - Hợp tác 

Liên hệ tư vấn: https://tuhocdohoa.vn/

Mobile Tips nhận dịch vụ quảng cáo bài viết, đặt backlink, website vệ tinh cho website của bạn!!!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét